Muốn đẩy nhanh tốc độ và sự hiệu quả của việc lựa chọn quốc hoa hay quốc phục, lễ phục cần có sự tham gia của những con người có năng lực và mang tính chất quyết định như Lý Nhã Kỳ.
[links()]
20 năm chưa chọn xong một bộ quần áo, hơn 2 năm không chọn được một bông hoa
Ngày 21/12/2012, Bộ VHTTDL đã tổ chức hội thảo “Lễ phục Việt Nam và tiêu chí lựa chọn” một lần nữa xới lên vấn đề được bàn thảo suốt 20 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa đi đến hồi kết. Tại hội thảo này, các đại biểu tiếp tục khẳng định sự cần thiết phải có Lễ phục Việt Nam, vấn đề còn là xây dựng Lễ phục thế nào cho phù hợp.
Từ năm 2001, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VH, TT&DL) đã có một đề tài khá công phu về Lễ phục Việt Nam. Tuy nhiên, không phải thời điểm đó, vấn đề cần có Lễ phục mới đặt ra. Ngày 2/6/1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 186-HĐBT về quy định một số nghi lễ nhà nước và tiếp khách nước ngoài. Theo đó,
trang phục mặc trong trong các nghi lễ đó cần được nghiêm chỉnh, trang nhã và thống nhất đồng bộ. Tuy nhiên, cho đến năm 2001, khi “thử nghiệm” bộ Lễ phục để sử dụng trong Lễ Giỗ tổ Hùng Vương đến nay, việc thống nhất để có một bộ “quốc phục” vẫn chưa được thực hiện.
|
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có tiêu chí cụ thể để chọn quốc phục |
Hơn 20 năm qua, đã có hàng chục hội thảo quốc gia bàn về lễ phục, quốc phục, thậm chí các nhà thiết kế đã may thể nghiệm một vài mẫu…nhưng việc lựa chọn dường như vẫn giậm chân tại chỗ. Cho đến thời điểm hiện tại, theo ThS Đoàn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Mỹ Thuật và Nhiếp Ảnh, vẫn chưa có tiêu chí cụ thể.
"Cho đến nay vẫn chưa có một tiêu chí cụ thể. Chúng tôi không tự đặt ra được tiêu chí mà tổng hợp tất cả các ý kiến của các nhà văn hóa, các nhà lịch sử, các nhà thiết kế mỹ thuật, nghệ thuật, các nhà nghiên cứu mỹ thuật và các nhà nghiên cứu chuyên sâu khác. Nó cần phải có lớp lang, trình tự cho nên các tiêu chí, yêu cầu phải được đưa ra dựa trên ý kiến tổng hợp của hội thảo 3 miền. Bây giờ nói tiêu chí thì chưa phải lúc, Bộ Văn hóa cũng chỉ đưa ra yêu cầu." - bà Hương cho biết.
Bên cạnh việc lựa chọn lễ phục, quốc phục, lựa chọn quốc hoa cũng có sự chậm trễ rất lớn. Hơn 2 năm trước, việc bầu chọn quốc hoa được tổ chức rầm rộ, lấy ý kiến rộng rãi công chúng. Tuy nhiên, sau cuộc lấy ý kiến trên mạng Internet được công bố vào tháng 11/2011, người ta vẫn không thể thống nhất các ý kiến lại với nhau để đi đến lựa chọn cuối cùng.
|
Lựa chọn quốc hoa vẫn chưa hoàn thành vì có quá nhiều ý kiến, đề cử. |
Nên mời Lý Nhã Kỳ làm đại sứ
Cả hai hoạt động tổ chức bình chọn lễ phục, quốc phục và quốc hoa đều được tiến hành chậm và không thống nhất được ý kiến đóng góp của người dân. Trong khi đó, cũng là chọn biểu tượng, đại diện cho Việt Nam, việc lựa chọn ĐSDL lại nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều. Chỉ đúng 1 ngày sau khi chính bộ này ban hành Quyết định về Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, tiêu chuẩn, hoạt động, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam, ngày 21/9, Bộ VH-TT&DL thông báo đã bổ nhiệm bà Trần Thị Thanh Nhàn (nghệ danh Lý Nhã Kỳ) làm Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 1 năm.
Có nhiều người cho rằng, muốn đẩy nhanh tốc độ và sự hiệu quả của việc lựa chọn quốc hoa hay quốc phục, lễ phục cần có sự tham gia của những con người có năng lực và mang tính chất quyết định như Lý Nhã Kỳ. Nói cách khác nên mời Lý Nhã Kỳ làm đại sứ cho hoạt động bình chọn quốc hoa, lễ phục...
Nhận định trên cũng có phần hợp lý bởi sự lựa chọn ĐSDL một cách nhanh chóng và hiệu quả của những hoạt động mà Lý Nhã Kỳ trên danh nghĩa đại sứ là điều rất dễ nhận thấy.
Hơn nữa, trong thời gian lựa chọn ĐSDL nhiệm kỳ thứ 2, dù có rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng uy tín của Lý Nhã Kỳ thông qua nhiều hoạt động vẫn được sự ghi nhận rất cao từ phía công chúng và nhận được sự ủng hộ lớn nhất. Chỉ khi cái tên Lý Nhã Kỳ xin rút, cuộc bầu chọn mới trở nên rắc rối, nhiều vấn đề hơn khi có sự đăng ký tham gia của hàng loạt các người đẹp như
Jennifer Phạm, Thu Hương, Lan Phương... trong lúc hạn nộp hồ sơ đã hết từ lâu, buộc Bộ phải tăng thêm thời gian thu hồ sơ ứng cử và dẫn đến việc năm 2013 Việt Nam không có ĐSDL.
|
Nên chọn Lý Nhã Kỳ làm đại diện hình ảnh cho các hoạt động lựa chọn quốc hoa, quốc phục |
Hiện tại, sau hơn một năm hoạt động dưới danh nghĩa ĐSDL, Lý Nhã Kỳ đã rút lui để nghỉ ngơi và tập trung cho công việc kinh doanh của bản thân. Vì vậy, Lý Nhã Kỳ sẽ có nhiều thời gian hơn tham gia các hoạt động cộng đồng. Nếu có sự tham gia của Lý Nhã Kỳ, các chương trình trên sẽ có được sự nổi tiếng, uy tín của Lý Nhã Kỳ để quảng bá, sự thông minh và nhiệt tình của người đẹp trong việc đóng góp ý kiến, xây dựng các kế hoạch và chương trình tổ chức để có thể đưa ra quyết định cuối cùng một cách nhanh chóng và nhận được sự ủng hộ cao.
Hơn nữa, Lý Nhã Kỳ cũng là một doanh nhân thành đạt và là công dân có trách nhiệm, khi các hoạt động có khó khăn, chắc chắn Lý Nhã Kỳ sẽ không nề hà mà ủng hộ các hoạt động trên cả hai phương diện vật chất cũng như tinh thần.
Nếu việc lựa chọn cựu ĐSDL Lý Nhã Kỳ là đại diện
hình ảnh cho các hoạt động như vận động bình chọn quốc hoa, lễ phục, quốc phục được thực hiện, chắc chắn sẽ thúc đẩy rất nhiều sự phát triển của các hoạt động này và nhanh có
kết quả để đưa vào thực tế sử dụng, phục vụ các hoạt động của Nhà nước và nhân dân.