Một số điều cần làm để chủ động phòng tránh bão và các hiện tượng thiên tai

( PHUNUTODAY ) - Việt Nam là một trong số ít quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu; diễn biến thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường. Vậy cần làm gì để chủ động phòng tránh các thiên tai, bão lũ?

1.    Luôn đề phòng và có sự chuẩn bị về mọi mặt từ mỗi cá nhân

mot-so-dieu-can-lam-de-chu-dong-phong-chong-bao-lu-va-thien-tai1

Luôn chủ động chuẩn bị và ứng phó bão lũ để giảm thiệt hại 

-       Thường xuyên theo dõi Tin bão do TT DB KTTV TU phát trên TV và Đài phát thanh để xác định xem nơi mình sống và làm việc có bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão trong +24h, +48h và +72h tới không.

-       Nếu trong +48h mà thấy bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nơi mình sinh sống thì lập tức phải có biện pháp phòng chống tích cực ngay.

-       Nếu ở gần biển thì cần sơ tán người già và trẻ em vào sâu trong đất liền đề phòng gió mạnh, mưa to, nước biển dâng cao. Nếu ở vùng núi có nguy có bị lũ quét và sạt lở đất thì cũng cần sơ tán ngay người già và trẻ em tới nơi an toàn

-       Chằng chống nhà cửa, tháo cất các loại anten để trên nóc nhà, tỉa cành của các cây cối, chặt các cây có thể đổ vào nhà cửa khi có gió bão.

-       Kiểm tra hệ thống điện để đảm bảo an toàn khi mưa to gió lớn. Đề phòng chập cháy điện do mưa to gió lớn làm đứt dây, đổ cột điện, đổ cây cối.

-       Làm sạch mái nhà, ống thoát nước để nước mưa thoát nhanh

-       Khơi thông cống rãnh để nước mưa thoát nhanh tránh úng ngập kéo dài

-       Bơm đầy nước sạch vào bề nước để dự trữ

-       Chuần bị đèn sạc , đèn dầu đề phòng mất điện, sạc đủ điện vào mobile

-       Chuẩn bị đồ ăn thức uống cần thiết cho gia đình đủ dùng trong 2-3 ngày

-       Nếu nhà có người ốm thì cần mua đủ thuốc men dự trữ. Cùng cần dự trữ một số thuốc men tối cần thiết như thuốc cảm, thuốc cứu thương, thuốc đau bụng, v.v…

-       Khi thời tiết có bão cần hạn chế tối đa các hoạt động đi lại ngoài trời

-       Cần quản lý chặt trẻ em ở nơi an toàn cho đến khi bão tan.

-       Ghi nhớ một số số điện thoại cần thiết để gọi trợ giúp trong trường hợp khẩn cấp : cứu thương, cứu hỏa, v.v…

-       Luôn luôn nhớ : Sự an toàn của bạn và người thân là điều quan trọng nhất.

2.    Chủ động ứng phó đồng bộ

mot-so-dieu-can-lam-de-chu-dong-phong-chong-bao-lu-va-thien-tai2

 Chủ động ứng phó bão lũ phải được đồng bộ từ mọi khâu, trên xuống dưới

Những năm qua, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, tình hình thời tiết, thiên tai ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, khó dự báo. Tại nhiều vùng, miền trong nước xuất hiện những loại hình thiên tai bất thường, như: bão mạnh, siêu bão, gây lũ, lũ chồng lũ tại các tỉnh miền Trung; hạn hán kéo dài ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, sạt lở nghiêm trọng ở ven sông, ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long; rét đậm, rét hại ở phía Bắc, v.v. Thiên tai đã tác động xấu đến đời sống của người dân, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái. Chỉ riêng năm 2016, tổng thiệt hại về kinh tế do hậu quả thiên tai ước tính khoảng gần 40.000 tỷ đồng.

Thời gian tới, dự báo tình hình khí hậu, thời tiết nước ta tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, thậm chí trái quy luật. Các hiện tượng nắng nóng, hạn hán, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất,... có thể diễn ra bất thường trên phạm vi rộng và ở mức khốc liệt. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cần hết sức chủ động, tiến hành đồng bộ các giải pháp; trong đó, cần tập trung thực hiện tốt một số nhóm giải pháp chủ yếu sau:

Một là, chủ động thực hiện tốt công tác phòng ngừa thiên tai, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Trước hết, các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt sâu sắc Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Luật Phòng chống thiên tai; Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, v.v. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh công tác giáo dục, phổ biến, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và toàn dân thấy rõ tác hại, hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra và vai trò, ý nghĩa của công tác phòng ngừa trong giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Đây là vấn đề rất quan trọng, cấp thiết, có ý nghĩa cả trước mắt và lâu dài, nhất là trong bối cảnh nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu và sức ép của phát triển kinh tế - xã hội. Việc nâng cao nhận thức phải được tiến hành một cách thường xuyên, với nội dung toàn diện, hình thức, phương pháp phong phú, sáng tạo. Theo đó, cùng với tổ chức các khóa học ngắn hạn, các lớp tập huấn về công tác phòng, chống thiên tai cho cán bộ, lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm,... cần đưa nội dung này vào giảng dạy trong hệ thống nhà trường; đồng thời, thông tin đầy đủ, kịp thời đến mọi người dân, nhất là đối với đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về nguy cơ thiên tai sắp xảy ra. Qua đó, làm cho mọi người nhận thức rõ rằng, để phòng chống thiên tai có hiệu quả phải luôn chủ động, thực hiện tốt phương châm: lấy phòng ngừa là chính, chống và khắc phục hậu quả là quan trọng; phòng ngừa tốt sẽ giảm thiểu thiệt hại và ngược lại. Đây là cơ sở quan trọng để các tổ chức, cá nhân nêu cao trách nhiệm, chủ động làm tốt công tác phòng ngừa, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Hai là, chủ động rà soát, lồng ghép quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp với khả năng, xu thế diễn biến thiên tai và điều kiện của từng vùng, địa phương. Do đặc điểm địa lý và tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai ở nước ta diễn ra thường xuyên và có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, cường độ và tính chất. Vì thế, cùng với đẩy mạnh công tác phòng, chống và khắc phục, giảm nhẹ thiên tai, các biện pháp thích nghi để cùng tồn tại và phát triển là vấn đề quan trọng. Để làm được điều đó, đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương cần tập trung rà soát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để chủ động điều chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp với loại hình thiên tai trên từng địa bàn. Theo đó, trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, cũng như phát triển nông nghiệp, công nghiệp,... các bộ, ngành, địa phương phải triển khai sâu, rộng việc lồng ghép công tác phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của bộ, ngành mình và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đặc biệt là các quy hoạch, kế hoạch chịu tác động mạnh bởi thiên tai lớn, phạm vị rộng, như: siêu bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, v.v.

mot-so-dieu-can-lam-de-chu-dong-phong-chong-bao-lu-va-thien-tai3

Lôn chú trọngkhắc phục hậu quả sau bão lũ  

Đối với vùng núi, trung du và đồng bằng, cần có kế hoạch và thực hiện để chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, khoanh vùng sản xuất chuyên canh,... xây dựng các công trình vượt lũ, chống ngập ở các địa bàn thường xuyên xảy ra thiên tai cho phù hợp với thực tiễn, thích nghi với môi trường. Đồng thời, cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quyết định 1776/QĐ-TTg, ngày 21-11-2012 của Thủ tướng Chính phủ về bố trí dân cư vùng thiên tai, đáp ứng yêu cầu vừa phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, vừa không ảnh hưởng đến công tác phòng, chống thiên tai khu vực. Trong quá trình thực hiện, các địa phương cần kết hợp chặt chẽ với các cấp, ngành liên quan để quy hoạch, bố trí dân cư trên các địa bàn một cách khoa học, hợp lý, trong đó có tính đến tất cả các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi ổn định đời sống nhân dân lâu dài.

Đối với địa bàn đô thị, cần phải làm tốt công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch hệ thống đường giao thông, khu đô thị, khu công nghiệp, các công trình ngầm,... chú ý loại bỏ các yếu tố gây cản trở đến công tác phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai.

Đối với địa bàn ven biển, cùng với tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, như: hệ thống đê, kè chắn sóng, rừng phòng hộ ven biển, khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão,... cần nghiên cứu phát triển các loại cây trồng ngập mặn; hệ thống lồng, bè nuôi trồng hải sản kiên cố trên biển,... để thích nghi với kịch bản nước biển dâng, bảo đảm vừa phòng, chống được thiên tai, vừa phát triển kinh tế biển và tăng cường quốc phòng - an ninh trong khu vực.

Ba là, chú trọng kiện toàn tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai, bảo đảm tính chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cơ cấu tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai ở các cấp thường xuyên được kiện toàn cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng được yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết đội ngũ cán bộ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai cũng như ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp đều là kiêm nhiệm, nên thời gian dành cho công tác này hạn hẹp. Trong khi đó, lực lượng nòng cốt làm công tác tham mưu, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai từ Trung ương đến địa phương tính chuyên nghiệp chưa cao, ảnh hưởng đến khả năng xử lý tình huống và hiệu quả của công tác này.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn