Tìm hiểu khu vực xuất xứ của hải sản là cần thiết
Đây là vấn đề thường dễ bị bỏ qua vì thực tế cũng rất khó để xác định chính xác nơi xuất xứ của hản sản bày bán ngoài chợ, siêu thị. Tuy vậy, vì sức khỏe của bản thân và gia đình, tốt nhất bạn vẫn nên lựa chọn nơi bán uy tín, có thể giúp bạn tìm hiểu được nguồn hải sản của họ từ đâu.
Thói quen này có thể mất một chút công sức nhưng bù lại bạn sẽ tránh được mua phải hải sản ở các khu vực ô nhiễm, nhất là nơi bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp sẽ càng dễ khiến bạn nhiễm độc kim loại nặng khi ăn hải sản.
Nên chọn mua những hải sản cỡ nhỏ
Ngoài yếu tố môi trường sống của các loại hải sản thì các chuyên gia sức khỏe còn khuyến cáo người dùng nên chọn mua hải sản cỡ nhỏ sẽ tốt hơn. Do một số hải sản cỡ lớn thường có diện tích dễ tích tụ chất thải, chất ô nhiễm nhiều hơn, trong đó có cả thành phần kim loại nặng.
Hạn chế ăn đầu và nội tạng cá biển
Trong vô số các loại sinh vật biển còn bao gồm cả cá biển. Đây cũng là một nguồn nguyên liệu thơm ngon được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, đa số sinh vật biển kích cỡ lớn thường sẽ có nội tạng, điển hình như gan và cơ quan này cũng có thể tự giải độc như cơ thể con người.
Cũng chính vì vậy mà không ít chất thải, độc tố có thể tích tụ trong gan. Vì vậy, dù là cá biển hay hải sản khác thì bạn cũng nên hạn chế hoặc không ăn luôn phần đầu và nội tạng của chúng để giảm bớt nguy cơ nhiễm độc.
Các biện pháp giải độc cục bộ gần như không có tác dụng
Khi ăn hải sản, nhiều người có thói quen chấm với nước ép gừng tươi, mù tạc vì cho rằng các gia vị này có thể tiêu trừ độc tố trong hải sản. Nhưng trên thực tế, cách làm này chỉ có thể khử mùi tanh hoặc sát khuẩn ở một mức độ nhất định, còn đối với kim loại nặng tích tụ trong hải sản thì gần như không có tác dụng.
Kim loại nặng không thể phân giải nên một khi chúng tích tụ trong hải sản và phát tán trong chuỗi thức ăn của nhau, cuối cùng thành phần kim loại nặng sẽ đi vào cơ thể con người qua đường ăn uống.
Do vậy, dù ngon miệng thì bạn cũng không nên ăn quá nhiều, một tuần chỉ nên ăn khoảng hai đến ba lần là được. Ngoài ra, nếu bạn không thể xác định nguồn cung cấp hải sản từ đâu thì chỉ nên ăn tối đa một đến hai lần mỗi tuần.
Những người không nên ăn hải sản
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Nếu phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú thường xuyên ăn đồ hải sản thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi hoặc của trẻ nhỏ, đặc biệt có những triệu chứng phải đến khi trẻ từ 7-14 tuổi mới xuất hiện.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phụ nữ mang thai và phụ nữ trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế ăn đồ hải sản, tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần, mỗi lần dưới 100 g.
Những người bị dị ứng da
Hải sản là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhưng đây cũng là nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong số các trường hợp bị dị ứng trong khi ăn uống.
Rất nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng cho người có thể trạng không hợp với hải sản như cua, tôm, ghẹ, cá nhám, cá ngừ… Chất gây dị ứng có trong đồ biển khi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng quá mẫn cảm.
Biểu hiện của dị ứng rất đa dạng và thường xuyên xảy ra rất nhanh, thường chỉ sau khi ăn vài giờ, có người chỉ vài phút.
Nhẹ thì nổi mề đay từng vùng (hoặc khắp người), rất ngừa, nôn nao khó chịu. Thường vài giờ sau triệu chứng sẽ lặn.
Trường hợp nặng thì ngoài nổi ban và ngứa còn phù nề mặt, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở… Cũng có trường hợp nguy kịch, người bệnh có phản ứng kiểu phản vệ, dẫn đến tử vong.
Những người bị bệnh gout hay viêm khớp
Các món ăn từ hải sản cũng là những thực đơn “kiêng kỵ” đối với những người bị bệnh gout, bệnh viêm khớp do tăng axit uric trong máu và gây lắng động các thể purin ở khớp (thường ở ngón chân cái).
Đây là căn bệnh được mệnh danh là “bệnh nhà giàu” do chế độ ăn nhiều thịt, hải sản và uống rượu bia làm tăng axit uric trong máu. Người thừa cân, béo phì nguy cơ bị gout cũng rất cao.