Muốn cơm chín dẻo thơm mà không lo tốn điện, nhớ lau sạch chỗ này trước khi nấu

16:06, Chủ nhật 15/09/2019

( PHUNUTODAY ) - Sau một thời gian sử dụng, nhiều loại nồi thường có dấu hiệu nấu cơm lâu hơn, tốn điện hơn, nấu không ngon. Vì thế, trước khi nấu cơm hãy kiểm tra và lau thật sạch chỗ này:

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các dấu hiệu này là việc vệ sinh nồi không cẩn thận. Khi lau chùi nồi cơm điện, không những lau sạch phần bên ngoài, nắp nồi và ruột nồi, bạn còn cần phải làm sạch phần đĩa cứng đệm giữa đáy nồi và ruột nồi - hay còn gọi là mâm nhiệt.

Đây là phần tạo nhiệt chính cho nồi để nấu chín cơm với cấu tạo tương tự bếp điện, được thiết kế hơi vồng theo 1 cung tròn. Mâm nhiệt là 1 trong những bộ phận quan trọng quyết định tới tuổi thọ nồi cơm điện, chất lượng cơm nấu và giá thành nồi, nhưng lại thường bị dính cơm, bụi bẩn,... và ít được chú ý.

Bạn có thể dễ dàng vệ sinh mâm nhiệt theo mẹo nhỏ dưới đây để nồi nấu cơm nhanh hơn, ngon hơn và lại tiết kiệm điện.

Bạn chuẩn bị một chút dấm trắng, miếng bọt biển và khăn ướt. Trước tiên, đổ giấm trắng lên mặt cứng của miếng xốp rửa bát.

Sau đó lau sạch vết bẩn và bụi bặm bám ở mâm nhiệt, chú ý lau cả phần đáy nồi. Lau xong, bạn có thể thấm giấm cho mâm nhiệt một lần nữa, để 10-15 rồi lau lại.

lau sach cho nay khi nau com bang noi com dien-phunnutoday

Dùng khăn ướt để lau sạch bẩn trên mâm nhiệt. Nếu vẫn còn bụi bẩn, bạn có thể lặp lại các bước trên thêm vài lần nữa.

Cuối cùng, dùng khăn giấy khô lau sạch lân nữa và ngấm hết nước giấm còn đọng lại. Mâm nhiệt sẽ sáng bóng, sạch sẽ, hoạt động tốt hơn giúp tiết kiệm điện, nấu cơm nhanh lại ngon.

Sai lầm khi nấu cơm bằng nồi cơm điện

Nguy hiểm khi không lau khô bề mặt tiếp xúc với khoang nồi

Nhiều người thường có thói quen sau khi vo gạo xong cho luôn vào khoang và cắm điện. Điều này thực sự có hại nếu như lõi nồi có dính nước sẽ làm ướt mâm nhiệt gây nguy cơ chập cháy, rò rỉ điện làm mất an toàn cho người sử dụng.

Nhấn nút "Cook" nhiều lần

Khi muốn hâm nóng cơm liên tục, tạo cơm cháy hay khi ninh/hầm/làm bánh với nồi cơm điện cần nhấn nút "Cook" nhiều lần để nồi đạt mức nhiệt như ý... Việc này dễ khiến role nhiệt nồi cơm, khiến nó bị nhảy nút quá sớm (cơm sống) hay quá trễ (làm cơm khê). Nên hạn chế tối đa việc phải nhấn nút "Cook" nhiều lần mỗi khi sử dụng nồi cơm điện.

Nồi cơm điện nào cũng có lớp bảo vệ hoặc lớp chống dính nên nếu bạn dùng các dụng cụ lấy cơm bằng kim loại sẽ làm trầy xước, bong tróc lớp bảo vệ/lớp chống dính của nồi cơm. Bởi vậy, để bảo vệ nồi cơm điện nhà mình, hãy chú ý dùng muỗng, đũa lấy cơm bằng gỗ hoặc nhựa.

Dùng một tay cho lõi vào vỏ nồi

Cách này có thể làm hỏng rơle chính của nồi, bởi thiết kế của đáy xoong hơi lõm nên việc đặt bằng một tay dễ khiến rơle tiếp xúc không đều, dẫn đến cơm bên sống bên chín. Cách dùng chuẩn nhất là người tiêu dùng cần cầm lõi nồi bằng 2 tay và đặt vào vỏ nồi, sau đó nhẹ nhàng xoay nửa vòng phần lõi nồi để rơle tiếp xúc đều, cơm nấu ra sẽ không bị sượng.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc