Sự trì hoãn
Chúng ta ai cũng có lúc trì hoãn việc này việc kia. Nhưng khi sự trì hoãn trở thành thói quen thì nó sẽ cản trở nghiêm trọng đến thành công của chính chúng ta. Sự trì hoãn còn thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta nữa. Nếu bạn trì hoãn mọi việc quá nhiều thì nên thay đổi, bởi chần chừ mãi thì việc gì cũng không thành.
Bỏ bê việc tập thể dục
Khi cuộc sống trở nên bận rộn thì việc tập thể dục có thể là lựa chọn đầu tiên bạn muốn bỏ. Nhưng việc bỏ bê hoạt động thể chất chính là con đường một chiều dẫn bạn đến sự lười biếng. Thế nên hãy cố gắng tập thể dục mỗi ngày sao cho thật đều đặn.
Sống với cái tôi lớn
Cái tôi lớn thì sẽ có xu hướng khiến ta đánh giá quá cao khả năng của mình trong khi đánh giá thấp những thiếu sót. Tạm biệt cái tôi lớn của mình không có nghĩa là đánh mất lòng tự trọng. Đó là việc thù nhận rằng tất cả chúng ta đều có điều gì đó để học.
Đa nhiệm
Trong thế giới bận rộn như ngày nay thì khả năng làm nhiều việc cùng lúc được coi là kỹ năng thiết yếu. Nhưng thực tế là bạn càng làm nhiều việc cùng lúc, bạn càng đạt năng suất kém hơn.
Thế nên, thay vì cố gắng làm thật nhiều cùng lúc, bạn hãy tập trung vào từng việc một. Chính điều này khiến bạn có kết quả tốt hơn.
Ám ảnh bởi sự hoàn hảo
Trên thực tế, việc theo đuổi sự hoàn hảo dẫn đến sự trì hoãn, căng thẳng, cảm giác bất lực. Thay vì tập trung vào việc làm những gì tốt nhất có thể, chúng ta lại chìm vào nỗi sợ mắc lỗi hoặc chẳng thể đạt được kỳ vọng không thực tế.
Việc sợ hãi không hoàn hảo có thể ngăn cản chúng hành động và tiến bộ. Thế nên thay vì phấn đấu bằng sự hoàn hảo, hãy cố gắng tiến bộ.