Nấu măng đậy vung
Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng cyanide sẽ giảm đi đáng kể nếu măng được nấu kỹ, vì thế, bạn nên ngâm và luộc măng nhiều lần, đồng thời thay nước sau mỗi lần luộc, khi nước sôi nhớ mở vung.
Ăn măng ngâm chưa đủ ngày
Măng ngâm giấm là một món ăn được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu măng ngâm giấm chưa đủ thời gian, chưa ngả sang màu vàng ươm và chưa có mùi chua thì độc tố trong măng vẫn còn rất cao, có thể gây ngộ độc.
Ăn măng khi bị dạ dày
Măng chứa rất nhiều chất xơ nên những người bị đau dạ dày sẽ cảm thấy khó tiêu, dạ dày phải hoạt động, co bóp nhiều để nghiền nát xơ măng. Bên cạnh đó, chất độc trong măng còn dễ gây kích ứng dạ dày, dẫn đến tình trạng nôn mửa, đầy hơi hay làm cho những vết loét niêm mạc thêm nặng.
Mẹ bầu vẫn ăn măng
Phụ nữ mang thai trong những tháng đầu của thai kỳ thường cơ thể chưa thích nghi được nên có thể bị ốm nghén, không ăn được nhiều. Trong măng tươi có chứa nhiều chất xơ, gây đầy hơi, no lâu nên không phù hợp với chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, măng chứa nhiều độc tố, nếu không chế biến cẩn thận có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc, rất nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi.
Cách chế biến măng đúng cách
- Theo một số chuyên gia, khi mua măng tươi về, nên bóc hết bẹ lá măng. Sau đó rửa sạch và có thể cắt lát hay xé nhỏ thành sợi và đem ngâm vào nước sạch qua đêm. Làm như vậy, bạn sẽ tống khứ được bớt độc tố. Sau đó, chỉ cần rửa lại và vắt kiệt nước trước khi chế biến.
- Nếu không có nước vo gạo, có thể luộc nhiều lần và tráng ra nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Cho đến khi nào thấy măng mềm ra là được.
- Một mẹo nhỏ nữa là luộc cùng với rau ngót. Măng hái về bóc vỏ, cắt thành từng lát nhỏ, bỏ thêm nắm lá rau ngót rồi cho vào nồi luộc qua một lần. Khi măng chín, bỏ hết nước nóng đi, vớt bỏ lá rau ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể chế biến.
- Với các loại măng độc, măng đắng nên ngâm bằng nước vôi trong sau đó luộc bỏ vài lượt để bỏ bớt những nước đầu cho tới khi thấy nước trong rồi mới đem chế biến.