Nên đóng hay mở cửa phòng tắm khi không sử dụng: Nhiều người đang làm sai mà không biết

( PHUNUTODAY ) - Việc đóng hay mở cửa phòng tắm khi không sử dụng có ý nghĩa quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nên đóng hay mở cửa phòng tắm khi không sử dụng?

Phòng tắm, nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt nên nhiều người lựa chọn mở cửa phòng tắm sau khi sử dụng để giúp không khí lưu thông, giữ cho nơi này thông thoáng, khô ráo.

Tuy nhiên, đây là một lựa chọn không tốt. Tại sao lại như vậy?

dong-hay-mo-cua-phong-tam-khi-khong-su-dung-03

Vì sau khi đi vệ sinh hoặc tắm rửa, trong không gian phòng tắm thường tồn tại một lượng lớn vi khuẩn, mùi cơ thể. Nếu bạn mở cửa ra thì các vi khuẩn này có thể khuếch tán vào không khí, lan ra các khu vực khác trong nhà.

Do đó, tốt nhất nên đóng của phòng tắm, cửa nhà vệ sinh sau khi sử dụng xong.

Nên bố trí quạt thông gió hoặc cửa sổ thông gió trong nhà tắm, nhà vệ sinh. Có thể bật quạt hoặc mở cửa để không khí lưu thông, giữ cho nơi này khô ráo, sạch sẽ.

Một số lưu ý khác trong việc sử dụng nhà tắm, nhà vệ sinh

Bàn chải đánh răng, khăn mặt không nên để trong nhà tắm, nhà vệ sinh

Bồn rửa mặt thường nằm rất gần với bồn cầu. Dù các thiết bị trong nhà vệ sinh trông có vẻ sạch sẽ, sáng sủa nhưng chúng vẫn là nơi ẩn nấp của rất nhiều vi khuẩn.

Đặc biệt, bồn cầu là nơi cực kỳ bẩn. Nếu bạn để bàn chải đánh răng, khăn mặt gần đó, sau mỗi lần đi vệ sinh và nhấn nút xả nước nhưng không đậy nắp bồn cầu thì vi khuẩn sẽ được "khuấy" lên, bay vào không khí và có thể bám vào các vật dụng cá nhân.

dong-hay-mo-cua-phong-tam-khi-khong-su-dung-01

Tốt nhất là nên để bàn chải ở khu vực xa bồn cầu. Có thể đặt trong tủ có cửa để đảm bảo vệ sinh. Các loại khăn mặt, khăn tắm sử dụng xong nên đem ra phơi ở nơi thoáng khi để khăn khô, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Sử dụng thùng rác có nắp đậy

dong-hay-mo-cua-phong-tam-khi-khong-su-dung-02

Thùng rác là nơi chứa các loại rác thải sinh hoạt. Ở đó có rất nhiều vi khuẩn có thể gây ô nhiễm và phát tán vào trong không khí. Môi trường ẩm ướt trong nhà vệ sinh càng tạo điều kiện tốt hơn cho vi khuẩn phát triển. Do đó, cách tốt nhất là sử dụng thùng rác có nắp đậy kín và thường xuyên đổ rác để ngăn chặn sự sinh sôi, phát tán của vi khuẩn.

Mẹo khử mùi nhà vệ sinh

Khử mùi bồn cầu

Bồn cầu là nơi rất dễ phát sinh ra mùi hôi khó chịu. Bạn có thể sử dụng cách sau đây để làm sạch đồng thời khử mùi hôi cho bồn cầu.

Đầu tiên, hãy chuẩn bị một chiếc khẩu trang y tế và một bánh xà phòng. Cắt một đầu của khẩu trang để tạo thành một chiếc túi nhỏ. Cho vài miếng xà phòng nhỏ vào bên trong. Buộc chặt miệng khẩu trang lại.

dong-hay-mo-cua-phong-tam-khi-khong-su-dung-05

Đặt túi xà phòng đã chuẩn bị vào két nước của bồn cầu (lưu ý phần quai của chiếc khẩu trang nên gác lên thành bồn cầu rồi đậy nắp đè lên trên, không để cho túi xà phòng bị chìm xuống đáy két nước).

Xà phòng sẽ được hòa tan vào trong nước. Mỗi lần nhấn nút xả, nước xà phòng chảy ra sẽ giúp loại bỏ cặn bẩn đồng thời khử khuẩn hiệu quả.

Khử mùi thoát sàn

Đường cống nối với đường thoát sàn lâu ngày không được vệ sinh sẽ bám rất nhiều cặn bẩn. Những thứ này có thể gây ra mùi hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Để làm vệ sinh cho thoát sàn và khử mùi hôi, bạn hãy làm theo cách sau.

Đổ một ít baking soda và vài giọt nước rửa bát vào một cái bát. Thêm một ít nước nóng vào bát và đổ hỗn hợp xuống cống.

Tiếp đó, hãy đổ thêm một ít giấm xuống cống. Baking soda và giấm gặp nhau sẽ tạo ra phản ứng, giúp làm sạch các cặn bẩn, loại bỏ vi khuẩn bám trong đường thoát nước.

Chờ khoảng 10 phút sau thì đổ một ấm nước nóng xuống cống để rửa trôi hết các cặn bẩn. Nước nóng còn giúp diệt các loại côn trùng, ấu trùng côn trùng trú ngụ trong đường thoát nước.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link