Amiăng là một hợp chất hóa học dạng sợi được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và tiêu dùng. Tiếp xúc với amiăng có thể gây ra bệnh bụi phổi amiăng.
Bệnh bụi phổi amiăng là tình trạng tổn thương xơ hóa (không ác tính) lan tỏa trong nhu mô phổi. Bệnh mang tính chất nghề nghiệp và thường xuất hiện sau 5 đến 20 năm năm tiếp xúc.
Biểu hiện của bệnh bụi phổi amiăng
Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh này đều có triệu chứng chính là khó thở và ho rất nhiều. Triệu chứng ho của người bị bệnh phổi phụ thuộc vào chính họ và thời tiết (dễ ho khi thời tiết lạnh và ẩm thấp), những người hút thuốc lá nhiều hay có tiền sử bệnh phổi, ho thường hơn. Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân sẽ bị sốt nhẹ, khạc đờm nhiều, đôi khi ho ra máu, tức phần ngực và có cảm giác như ngực bị bó chặt. Người bị bệnh bụi phổi silic có thể chết trong vòng 10-20 năm sau khi khởi bệnh.
Tuy nhiên, bệnh nhân chết thường không do bệnh bụi phổi silic mà đa số là do biến chứng của bệnh như: bệnh lao, viêm phổi; giãn phế quản, viêm phế quản, viêm mủ màng phổi; tràn khí màng phổi, khí thủng phổi, hoại tử vô khuẩn; tim giãn nở, tim đập nhanh, suy tim, tổn thương mạch vành…
Các biến chứng của bệnh
Có rất nhiều biến chứng xảy ra, đặc biệt là hiện tượng bội nhiễm. Ở giai đoạn nặng thường sinh ra những biến chứng nguy hiểm như giãn phế nang, tâm phế mạn, lao phổi và tràn khí phế mạc…
- Nhiễm trùng
Hiện tượng nhiễm trùng bội nhiễm trong bệnh bụi phổi silic là rất phố biến. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ứ đọng trong phế nang phổi xơ hoá tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát sinh, phát triển. Tỷ lệ nhiễm trùng bội nhiễm gặp tới hơn 70% nên đôi khi người ta dùng cụm từ "Viêm xơ phế quản phổi" để chỉ tình trạng này. Bội nhiễm cũng là nguy cơ làm tăng nhanh quá trình xơ hoá ở phổi và phế quản làm bệnh nặng lên.
- Giãn phế nang
Giãn phế nang là một biến chứng thường thấy nhất, hầu như bao giờ cũng có ở bệnh silicose giai đoạn nặng. Ở Mỹ tỷ lệ giãn phế nang là 80% trong sẽ người mắc bệnh (Vallyathan.V, Green F.H.Y – 1997). Các thành phế nang bị xé hoá, phế nang kém đàn hồi lớp khí cặn tăng lên nhiều, dung tích sông giảm, lúc này bệnh nhân khó thở nhiều, gõ lồng ngực thấy tiếng kêu trong. Chụp phim phổi thấy các rẻ xương sườn nằm ngang, các khoang liên sườn rộng ra, hình ảnh phổi rất sáng.
- Tâm phế mạn
Tâm phế mạn thường xuất hiện ở giai đoạn muộn. Bệnh nhân khó thở nhiều, khó thở cả khi bệnh nhân không hoạt động. Rồi tim dần to ra, gan cũng to và đau. Bệnh nhân chết rất nhanh trong một bệnh cảnh suy thất phải. Nguyên nhân của tình trạng này là do phổi xơ hoá, mất hoặc giảm tính đàn hồi, giảm áp suất âm trong lồng ngực. Cùng với hiện tượng xơ hoá nhu mô phổi các dải xơ có thể chẹt vào cổ các mao mạch hoặc động mạch nhỏ của phổi. Các nguyên nhân trên bắt tim phải hoạt động tăng lên dần dần dẫn đến tăng gánh hoặc suy thất phải…
- Lao phổi
Bệnh lao phổi thường xảy ra ở giai đoạn cuối, thể trạng bệnh nhân suy sụp nhiều, gầy nhanh, nhiệt độ bất thường. Bệnh nhân khạc nhổ nhiều, đôi khi dính máu, đôi khi có khái huyết. Nghe thấy các ổ rales nổ ở đỉnh phổi, đôi khi có tiếng thổi hang. BK (vi trùng gây bệnh Lao) dương tính, phải thử đờm nhiều lần. Trên hình ảnh X quang thấy phổi mờ phần nhiều ở đỉnh, đôi khi có hang. Nếu không rõ phải chụp cắt lớp. Bệnh tiến triển nặng, tiên lượng rất xấu. Bụi phổi tạo điều kiện cho bệnh lao phát sinh và phát triển (giống hiện tượng bội nhiễm) song bệnh lao cũng làm tăng quá trình xơ hoá nên các trường hợp lao, bụi phổi kết hợp (silico – tuberculose) sẽ là điều nguy hại cho người bệnh, cần phải điều trị nghiêm túc và quản lý tốt bệnh nhân.
- Tràn khí phế mạc
Tràn khí phế mạc là một biến chứng hiếm thấy, cũng xuất hiện ở giai đoạn muộn. Các dấu hiệu lâm sàng rất kín đáo, chỉ khi chụp phổi mới thấy. Trên phim thấy có mỏm cụt phổi bị co lại, tiên lượng nặng. Bệnh nhân có thể chết vì phổi lành không đủ khả năng trao đổi khí.
Nên làm gì khi có các dấu hiệu bị bụi phổi atbet (amiăng)
Do vậy, nếu có những dấu hiệu của bệnh, để tránh gặp phải những biến chứng khó lường, khi người bệnh có những biểu hiện của bệnh thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh phù hợp.