Những thủ phạm gây rối loạn tiêu hóa thường gặp
Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn tiêu hóa. Ăn quá nhiều đồ ngọt, nhiều tinh bột dẫn đến hiện tượng lên men tăng mạnh gây ra đầy hơi, khó tiêu.
Ngay cả việc chuyển sang một chế độ ăn uống dù là hợp lý một cách quá nhanh và bất thường cũng rất dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Ăn quá no, hay quá đói cũng sẽ gây ra bệnh rối loạn đường tiêu hóa. Mặc dù rau, củ, quả, ngũ cốc hay trà xanh rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu lạm dụng cũng sẽ có hại cho hệ tiêu hóa.
Nghén trong thời kỳ mang thai
Trong thời kỳ nghén bạn thường rất khó ăn uống, cơ thể mệt mỏi ăn không ngon, cảm giác khó tiêu… do đó rất dễ gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa.
Stress, căng thẳng thần kinh
Stress, căng thẳng thần kinh cũng là một trong yếu tố gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa, khi bị stress, căng thẳng thần kinh sẽ làm cơ thể bạn mệt mỏi, không muốn làm việc hay ăn uống do đó sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Ảnh hưởng của một số bệnh lý
Một số bệnh lý như viêm tá tràng, loét dạ dày, sỏi thận, viêm ruột thừa cấp tính, viêm ruột cấp tính, viêm đại tràng co thắt… sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dễ gây nên rối loạn tiêu hóa.
Nên làm gì khi có các dấu hiệu bị loạn khuẩn đường ruột?
Những lưu ý khi chăm sóc bé
Bé bị loạn khuẩn đường ruột thường có biểu hiện cụ thể như: chán ăn, đau bụng, nôn ói và tiêu chảy kéo dài, có bọt… Khi đó, nếu không có hướng xử lý đúng đắn trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng do đường tiêu hóa không ổn định. Ngoài việc cần chú ý chăm sóc trẻ theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, các mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống của bé một chút để hệ vi khuẩn trong ruột của bé mau lập lại thế cân bằng hơn:
Tránh ăn nhiều đồ ngọt: Khi trẻ đang bị lọan khuẩn đường ruột, các mẹ nên hạn chế cho bé ăn thêm đồ ngọt bởi làm thành phần của chất ngọt có thể làm thay đổi lượng a-xít có trong đường ruột của bé, khiến tình trạng nhiễm khuẩn diễn ra trầm trọng hơn. Nếu trẻ đang bú mẹ, mẹ cũng phải kiêng đồ ngọt, nếu trẻ bú sữa bình, mẹ nên đổi sang loại sữa không chứa đường lactoza.
Ăn uống đủ chất: Thực đơn của trẻ trong những ngày này phải phong phú và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các mẹ nên chọn những thực phẩm dễ tiêu như thịt gà, thịt heo nạc, sữa chua, cà-rốt, chuối, hồng xiêm… để chế biến món ăn cho bé. Chú ý phải tuân thủ quy tắc ăn chín uống sôi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (không dùng lại thức ăn cũ, luôn nấu mới món ăn và vệ sinh chân tay bé sạch sẽ trước khi cho ăn…). Đặc biệt, có thể tăng cường cho trẻ dùng sữa chua vì trong thành phần của sữa chua có chứa nhiều thành phần tốt cho hệ tiêu hóa.
Bổ sung men vi sinh: Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và giữ gìn vệ sinh, các mẹ có thể hỗ trợ quá trình ổn định hệ thống vi khuẩn ở đường ruột của con bằng cách dùng các chế phẩm vi sinh như Bio-acmin New để bổ sung những vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé.