Nếu có 1 trong 5 đặc điểm sau, ắt hẳn bạn đang có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú rất cao

10:40, Thứ năm 06/09/2018

( PHUNUTODAY ) - Ung thư vú là căn bệnh thường gặp ở nữ giới và nó có thể phát triển thành bệnh nếu bạn có 1 trong 5 đặc điểm sau đây:

 1. Người dậy thì sớm hoặc mãn kinh muộn

photo-0-1501142128766

Theo ý kiến từ các chuyên gia, việc tiếp xúc lâu dài với hormone estrogen và progesterone có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Bạn có thể nhận biết rõ dấu hiệu này qua những đối tượng nữ giới dậy thì sớm trước 12 tuổi và những người mãn kinh muộn sau 55 tuổi. Đây được xem là những người có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hàng đầu.

2. Phụ nữ thừa cân

1_24055

Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu mới đây, nếu một phụ nữ hơi quá cân hoặc béo phì và được chẩn đoán là mang gen béo phì thì nguy cơ ung thư vú sẽ tăng tới 210%. Loại gen béo phì được tìm thấy có tên là mTOR, đây là loại gen được phát hiện trong những người phụ nữ béo phì.

Lý giải điều này các nhà khoa học cho rằng phụ nữ béo phì estrogen sẽ tăng cao và nó làm giảm sự tương thích với các phương pháp điều trị ung thư vú bằng hormone. Phụ nữ có dấu hiệu di truyền bệnh béo phì cũng sẽ có estrogen ung thư vú cao hơn so với người khác.

Một trong những cách tốt nhất để giảm nguy cơ ung thư vú là giảm cân càng sớm càng tốt. Những phụ nữ béo phì cần có chế độ ăn hợp lý để giảm cân, điều này là cực kỳ quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư vú.

3. Người hay thức đêm thường xuyên

photo1524295302097-1524295302098882491163

Những đối tượng nữ giới thường làm việc đêm nhiều có khả năng phát triển thành ung thư vú cao gấp 4 lần so với những người sinh hoạt lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ. Bởi thông thường, melatonin sẽ tăng lên vào ban đêm, nhưng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể ngăn chặn mức độ sản sinh melatonin, từ đó kích thích đến các hormone khác gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào vú. Đó là lý do vì sao những người mắc bệnh ung thư vú thường có hàm lượng melatonin trong cơ thể thấp hơn so với đối tượng nữ giới không có bệnh.

4. Người hay gặp căng thẳng, áp lực

cag-thag-than-kinh-dkzmx-1472539886234

Ít ai nghĩ rằng, những người làm việc quá cần mẫn, cống hiến hết mình cho công việc lại có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hơn. Cũng bởi, thời gian làm việc trải dài không khoa học, áp lực từ công việc gây ra nên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số thói quen xấu như ăn uống không khoa học, áp lực công việc thường xuyên, căng thẳng kéo dài... đều là những tiền đề hình thành nên bệnh ung thư vú.

5. Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú

ung-thu-vu-2-1476141266976

Nếu trong gia đình bạn có người thân mắc bệnh ung thư vú thì bạn cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn những người bình thường. Gen di truyền là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ di căn ở bệnh ung thư vú. Do đó, bạn cần chủ động đi khám tầm soát bệnh ung thư vú từ sớm nếu có người thân trong nhà mắc căn bệnh này.

Hãy chú ý quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn nhé!

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc