Hốt hoảng khi thấy chân tay con mình tím ngắt, nhìn vào bữa ăn mẹ liền rùng mình hiểu ra lý do

( PHUNUTODAY ) - Nếu chưa bao giờ nghe đến “hội chứng xanh tím” thì hãy nên tìm hiểu bởi nó có thể liên quan tới chế độ ăn uống của con bạn.

 Bé Fei Hong, 6 tháng tuổi đã được mẹ cho ăn thức ăn đặc. Bé rất thích ăn thịt bò với rau chân vịt (cải bó xôi) và bông cải xanh. Vì vậy người mẹ mỗi bữa đều cho con ăn loại rau này.

Tuy nhiên một ngày, người mẹ bất ngờ nhận thấy làn da của Fei Hong đang chuyển sang màu xanh tím ở da tay, chân và môi. Cô mau chóng đưa con tới bác sĩ nhi và được chẩn đoán bị mắc hội chứng xanh tím.

Hội chứng xanh tím là gì?

benh-xanh-tim-2

Một số em bé sẽ được sinh ra với hội chứng xanh tím trong khi những đứa trẻ khác thì không. Nó được thể hiện rất rõ ràng trong làn da của bé với màu xanh tím đặc trưng ở hai bên môi và tai. 

Nguyên nhân khiến cho trẻ có làn da xanh tím là do ảnh hưởng di truyền hoặc do tác động của môi trường. Màu xanh xuất hiện có thể là do thiếu oxy trong máu. Trong một cơ thể khỏe mạnh, tim bơm máu vào phổi, cũng như bơm oxy. Sau đó, máu chứa oxy được gửi đến tim. Tuy nhiên, nếu có vấn đề với máu trong tim hoặc phổi, quá trình oxy hóa không hoạt động tốt. Vì lý do đó, da có thể chuyển sang màu xanh hoặc tím. 

Các tình trạng khác có thể khiến da bé xuất hiện màu xanh bao gồm:

- Tetralogy of Fallot (TOF) : TOF là một tình trạng khuyết tật tim bẩm sinh nghiêm trọng gây ra bốn bất thường về cấu trúc trong tim dẫn đến thiếu oxy trong máu. TOF không chỉ giới hạn ở các khuyết tật về tim, mà còn kết hợp một số vấn đề làm chậm lưu lượng máu đến phổi gây ra lượng oxy trong máu ít hơn. Tình trạng này có thể khiến bé trông xanh, mặc dù nó thường xảy ra khi sinh.

- Bất thường tim bẩm sinh khác : Bất kỳ bất thường tim bẩm sinh nào ảnh hưởng đến lượng oxy trong máu của em bé có thể khiến da của chúng chuyển sang màu xanh. Do đó, nếu em bé được sinh ra trong bất kỳ tình trạng bệnh tim nào, em bé có thể bị bệnh này. 

Ví dụ, trẻ sinh ra mắc hội chứng Down thường có vấn đề về tim hoặc các bà mẹ có vấn đề về sức khỏe như tiểu đường loại 2 không kiểm soát được có thể ảnh hưởng đến tim của em bé.

- Methemoglobinemia : Điều này là do tiếp xúc với oxit nitric hít, hoặc thuốc mê và kháng sinh nhất định. Ví dụ khi trẻ uống phải sữa bột bị trộn với nitrates hoặc trẻ sơ sinh thường xuyên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng nitrat quá cao như củ cải đường, rau chân vịt.

Dấu hiệu của bệnh:

benh-xanh-tim

Triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng xanh tím là sự đổi màu da quanh miệng, bàn tay và bàn chân. Điều này còn được gọi là tím tái và là dấu hiệu cho thấy đứa trẻ hoặc người đó không nhận đủ oxy. Các triệu chứng khác của hội chứng xanh tím bao gồm:

- Khó thở;

- Ói mửa;

- Tiêu chảy;

- Tăng tiết nước bọt;

- Mất ý thức;

- Co giật;

Lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh các mẹ nên lưu ý:

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé

Bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng và theo dõi thể trạng từ 3-5 ngày sau khi bạn và bé xuất viện. Hãy duy trì các đợt kiểm tra sức khỏe tiếp theo để bạn và bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển của bé.

Mỗi lần cho bé ăn là một cơ hội để tăng sự gắn bó giữa bạn và bé

Đối với trẻ sơ sinh, việc cho ăn không chỉ là hoạt động dinh dưỡng mà còn là một hoạt động xã hội. Sự tăng trưởng và phát triển của bé một phần phụ thuộc vào sự gắn kết tình cảm giữa bạn và bé trong những lần cho bé ăn. Hãy ôm bé chắc tay, nhìn thẳng vào mắt bé và dịu dàng nói chuyện với bé.

Theo dõi dấu hiệu ăn của trẻ

Phát hiện sớm dấu hiệu đói của trẻ như rướn người, mút và cử động của môi hoặc trẻ hờn và khóc. Càng cho bé bú sớm thì bạn đỡ mất thời gian dỗ dành bé. Tất nhiên, không phải lúc nào bé khóc cũng đều là do muốn ăn, đôi khi bé cần một chiếc tã mới, một sự thay đổi không gian hoặc một chút âu yếm.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn