Theo Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, thời điểm phù hợp để quan sát mưa sao băng Orionid là thường kéo dài từ ngày 2/10 tới 7/11 hằng năm (theo giờ Việt Nam). Trong đó cực điểm của hiện tượng này rơi vào rạng sáng 21/10 với mật độ lên tới 15-30 vệt/giờ.
Tuy nhiên, thời gian diễn ra cực điểm của trận mưa sao băng này ở Việt Nam cũng là thời điểm Mặt Trăng ở gần chòm sao Orion. Do đó, việc quan sát sẽ bị cản trở khi số lượng sao băng sẽ giảm đáng kể.
Năm 2017, hai đêm cực điểm của Orionids rơi vào thời gian nửa đầu tháng âm lịch. Do đó Mặt trăng khá sáng nhưng sẽ lặn sớm, và khi ánh sáng của Mặt trăng hoàn toàn không ảnh hưởng tới bầu trời nữa thì đó là lúc phù hợp nhất để quan sát. Như vậy, thời điểm lý tưởng nhất cho việc theo dõi hiện tượng này là vào rạng sáng ngày 21/10, trong khoảng từ 2h đến trước lúc bình minh.
Sao băng không thật sự là "sao". Chính xác hơn, sao băng là những vật thể trong không gian bị bốc cháy ở bầu khí quyển của trái đất.
Mưa sao băng Orionids bao gồm những hạt bụi bị cháy của Sao chổi Halley. Khi Trái đất di chuyển quanh mặt trời trên quỹ đạo của mình và đi ngang qua những đám bụi do Sao chổi Halley để lại. Những mảnh vụn thiên thạch này sẽ cọ xát với không khí và bốc cháy tạo thành các vệt sáng mà ta gọi là sao băng. Sao chổi này đã ghé qua Trái Đất vào năm 1986 và nó sẽ trở lại lần nữa vào năm 2061.
Mỗi năm, quỹ đạo của Trái đất sao giao với quỹ đạo của Sao chổi Halley 2 lần, một lần vào tháng 5, tạo ra trận mưa sao băng Eta Aquarid, và một lần vào tháng 10, hình thành nên mưa sao băng Orionids.
Năm nay với sự xuất hiện của Mặt Trăng vừa tròn có thể làm giảm bớt những vệt sao băng có thể quan sát được. Sao băng cũng xuất hiện ở khắp nơi trên bầu trời với số lượng ít hơn, nên bạn hãy nằm thẳng ra nền và nhìn thẳng lên trời để chiêm ngưỡng được toàn bộ.
Chòm sao này rất dễ nhận ra bởi ba ngôi sao sáng nằm thẳng hàng và cách đều nhau tạo thành thắt lưng của Orion, ngoài ra độ sáng nổi bật của các sao Betelgeuse, Rigel và Ballatrix cũng là những điểm khiến bạn không khó khăn gì để tìm thấy chòm sao này. Hầu hết các sao băng của Orionids đều xuất phát từ khu vực lân cận của chòm sao Orion.
Hãy hết sức lưu ý rằng bạn chỉ có thể quan sát hiện tượng này khi trời không mây hoặc rất ít mây. Mặt khác, những khu vực đô thị có mức độ ô nhiễm cao cũng làm ảnh hưởng rất lớn tới việc quan sát.
- Không cần sử dụng tới kính thiên văn, bởi mắt thường quan sát trận mưa này sẽ thú vị và chân thực hơn.
- Khoảng thời gian nửa đêm về sáng là thời điểm lý tưởng nhất.
- Đứng ngoài trời đêm trong 5 phút để mắt quen với bóng tối. Nếu đếm được trên 50 ngôi sao trên bầu trời, đó là dấu hiệu trời quang mây và cho phép bạn ngắm sao băng.
- Chọn địa điểm phù hợp, tránh xa nơi có ánh sáng nhân tạo hay ngay dưới ánh trăng.