1, Lễ hoán thần hồng là gì?
Dân gian lưu truyền, tháng âm lịch cuối cùng của năm thường được tổ chức lễ hoán thần hồng, nhằm để tạ ơn các vị thần linh trong năm cũ đã phù hộ cho cả gia đình được sức khỏe, bình an, gặp dữ hóa lành, tấn tài tấn lộc.
Trong tháng Chạp, gia chủ có thể làm lễ cúng từ mùng 10 trở đi.Các ngày thích hợp để thực hiện lễ cúng này là ngày 10, 13, 19, 21 tháng Chạp, có thể thay đổi tùy theo từng năm. Ngoài ra, các gia đình có thể cân nhắc hoàn cảnh, điều kiện gia đình để sắp xếp ngày lễ cho thích hợp.
Năm nay Lễ hoán thần hồng làm ngày nào?
Lễ hóa thần hồng xưa làm riêng. Nhưng ngày nay để thuận tiện hơn, người dân thường dồn lại làm chung trong lễ tạ Táo (lễ cúng Táo quân) để tiết kiệm thời gian.
Theo tính toán các chuyên gia tâm linh, năm nay có 4 ngày đẹp để làm Lễ hoán thần hồng, do các ngày có kị tuổi, nên cụ thể như sau:
Ngày 18 tháng Chạp kị người tuổi Thân không nên làm lễ.
Ngày 19 tháng Chạp kị người tuổi Dậu không nên làm lễ.
Ngày 20 tháng Chạp kị người tuổi Tuất không nên làm lễ.
Ngày 22 tháng Chạp kị người tuổi Tý không nên làm lễ.
Ngoài tạ ơn vị Thái tuế năm Đinh Dậu, Lễ hoán thần hồng là dịp gửi ước nguyện của gia chủ, nôm na là để thần Thái tuế năm Đinh Dậu có lời nói với thần Thái tuế năm Mậu Tuất tiếp tục phù hộ cho mọi người trong nhà sức khỏe bình an, gia đình hòa thuận, con hiền hiếu thảo.
Cúng lễ xong thì khấn nguyện những điều dễ thực hiện, vái tạ rồi đem thiêu hóa hết. Sau đó nếu thầy còn sót lại cái gì đó, thì tới lễ tạ Táo quân hóa nốt.
Trong Lễ hoán thần hồng xin phép thần linh, gia tiên gỡ bỏ, thiêu hóa hết đồ mã, kim ngân, vật phẩm năm cũ, gia chủ đồng thời xin phép chuẩn bị đồ mã, vật phẩm mới để cung nghênh thần Thái tuế đương niên mới.
* Thông tin mang tính tham khảo!