Ý nghĩa của lễ tạ mộ cuối năm
Từ xa xưa, cứ đến cuối tháng Chạp, dù bận rộn đến mấy các gia đình cũng sẽ dành thời gian để đi tạ mộ gia tiên, trước là lễ tạ thần linh, sau là dọn dẹp lại mộ phần và mời các cụ về ăn Tết cùng con cháu.
Lễ tạ mộ là tục lệ tốt đẹp của người Việt, thể hiện sự hiếu thuận, uống nước nhớ nguồn đồng thời cầu mong các vị thần linh phù hộ cho vong linh người thân quyến thuộc an cư nơi mộ địa.
Thời gian làm lễ tạ mộ
Thông thường lễ tạ mộ được tiến hành vào những ngày cuối tháng Chạp, tức khoảng từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 12 âm lịch. Nhìn chung, ngày làm lễ tạ mộ không được ấn định cụ thể mà tùy thuộc vào phong tục từng nơi và điều kiện của từng gia đình.
Theo quan niệm dân gian, thường từ sau lễ ông Công ông Táo cho tới ngày 30 tháng Chạp, con cháu sẽ ra phần mộ tổ tiên để làm nghi lẽ tạ mộ.
Lễ tạ mộ có thể làm độc lập vào các ngày tốt trong tháng Chạp. Tuy nhiên, nhiều gia đình sẽ kết hợp với việc mời tổ tiên về nhà ăn Tết.
Nếu đi tạ mộ theo quy mô gia đình thì có thể chọn một ngày tùy ý phù hợp với điều kiện của các thành viên trong nhà. Nếu tạ mộ theo dòng tộc thì thường quy định một ngày trong tháng Chạp để quy tụ đầy đủ mọi người tham gia, vừa làm lễ tạ mộ, vừa là dịp con cháu quây quần, chuẩn bị đón năm mới.
Chọn ngày tốt để tạ mộ cuối năm Nhâm Dần 2022
Dưới đây là ngày tốt xấu từ 20 đến 30 tháng 12 âm lịch năm Nhâm Dần. Gia chủ có thể tham khảo để chọn ngày phù hợp tiến hành lễ tạ mộ.
Việc cần làm khi đi tạ mộ cuối năm
Khi đi tạ mộ, phần việc chính là dọn dẹp sạch sẽ mộ phần và khu vực lân cận. Nếu là mộ đất thì có đắp lại nấm cho đầy đặn, nhổ bỏ cỏ dại, cây hoang mọc trùm lên mộ.
Cúng tạ mộ cuối năm ở miếu thần linh và mộ phần của người thân. Nếu nghĩa trang không có miếu thần linh thì có thể tiến hành làm lễ cúng thần linh ở khoảng đất trống bên cạnh mộ.
Người cao niên trong gia đình hoặc dòng tộc sẽ đứng ra chủ trì lễ cúng.
Sau khi làm lễ, gia chủ di thắp hương cho các cụ trong dòng họ nhà mình và cả các ngôi mộ gần bên để bày tỏ lòng thành. Nếu ở nghĩa trang có những nấm mồ vô chủ, không ai thăm hỏi thì cũng nên phát thiện tâm, thắp nén nhang cho đỡ phần hiu quạnh.
Nếu mộ phần ở nơi trũng, thấp, mộ bị nứt nẻ, bát hương vỡ nứt, có nước chảy vào phần mộ... thì nên tiến hành tu sửa, cải tạo sớm.
Sắm lễ tạ mộ cuối năm
Lễ vật tạ mộ có thể chuẩn bị theo điều kiện gia đình cũng như phong tục địa phương. Một số lễ vật cơ bản trong lễ tạ mối cuối năm là hoa tươi, trầu cau, trái cây, bánh kẹo, xôi, gà luộc, rượu, chè, thuốc lá, nến, tiền vàng...
Văn khấn lễ tạ mộ cuối năm
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con kính lạy:
- Quan đương xứ thổ địa chính thần
- Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,
- Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ
- Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này. Con kính lạy vong linh ..........
Hôm nay là ngày…tháng…năm…, nhằm tiết …..
Chúng con là:...............
Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần. Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:……….hiện phần mộ an táng ở nơi này.
Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối. Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính.
Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.
Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.
Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm : ….( đọc tên các đồ mã dâng cho vong)
Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.