Ba đứa trẻ phạm lỗi và cách xử lý của ba bà mẹ
Người mẹ thứ nhất tát thẳng tay, cộng thêm những lời trách mắng, sau đó vẫn không quên nghiêm khắc cảnh cáo đứa trẻ: “Lần sau không được phép chơi nghịch như vậy nữa!”
Người mẹ thứ 2 không đánh cũng không mắng, lặng lẽ vá lại vết rách trên ống quần cho con, và để lại một đường chỉ trên ống quần.
Người mẹ thứ 3 an ủi con: “Không sao, có đứa trẻ nào mà không ham chơi đâu, bố con hồi nhỏ còn nghịch hơn cả con ấy. Lần sau con cố gắng không bất cẩn nữa là được rồi”. Người mẹ này còn lấy chỉ mầu, thêu lên chỗ rách một bông hoa xinh xắn.
Cũng là dạy con, nhưng 3 người mẹ đã đưa ra 3 biện pháp khác nhau để giải quyết, sẽ dẫn đến 3 kết quả khác nhau:
Người mẹ thứ nhất khiến cho trẻ cảm thấy sợ hãi và thất vọng, đứa trẻ sẽ bị kìm kẹp trong sự quản chế của người mẹ.
Người mẹ thứ 2 xử lý một cách thông thường mà không tạo sự khác biệt, đứa trẻ sẽ học được cách thuận theo hoàn cảnh tự nhiên.
Người mẹ thứ 3 là một người mẹ ưu tú trong cách giáo dục, người mẹ này đã dùng một bông hoa để khơi dậy trí tưởng tượng của trẻ. Nụ cười khích lệ của người mẹ này khiến cho đứa trẻ học được sự khoan dung, khiến cho đứa trẻ giữ được sự tự tin và sức sáng tạo.
Trong xã hội ngày nay, người mẹ thứ nhất có không ít, người mẹ thứ 2 không nhiều, còn người mẹ thứ 3 thì cực kỳ ít ỏi.
Có lẽ trong chúng ta ai ai cũng đã từng có những trải nghiệm này, nếu như đứa trẻ nào làm bẩn quần áo, thì rất nhiều bà mẹ có phản ứng đầu tiên là đánh đứa trẻ, sau đó sẽ nói với chúng: “Con làm như này là không đúng, con không được làm như thế!”… Kỳ thực nếu như chúng ta có thể khoan dung hơn, tha thứ, khích lệ chúng hơn thì sẽ khiến chúng tự tin hơn.
Khen ngợi và thưởng cho những việc làm tốt sẽ làm cho đứa trẻ năng động và ngoan hiền hơn. Trừng phạt những hành vi xấu là điều cần thiết, nhưng trước khi phạt, ta nên cân nhắc đến hậu quả của việc sửa phạt đó.
Thay vì tập trung vào những sai lầm của trẻ, những người làm cha mẹ nên tập trung vào việc khích lệ những việc làm tốt của chúng, định hình những tính cách tích cực cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Đất nước Nhật Bản là một ví dụ điển hình về cách giáo dục trẻ. Ở đất nước Mặt trời mọc này, trẻ em có ý thức tự lập từ rất sớm. Bởi vậy, từ một quốc gia nghèo tài nguyên, thiên tai liên miên nhưng Nhật Bản lại là cường quốc Đông Nam Á.
Trẻ em luôn được người lớn coi như những tài sản vô giá, từ đó ôm ấp, chiều chuộng, bao bọc, giúp đỡ một cách mù quáng. Cho dù trẻ đã lớn nhưng vẫn giáo dục, hành xử như đứa trẻ không lớn nên vô hình chung đã làm thui chột tính tự lập của trẻ từ nhỏ.
Nhiều gia đình vẫn cho rằng sự bao bọc xuất phát từ tình thương với con. Làm hết mọi việc để con chỉ phải tập trung tốt nhất vào học tập. Dù con đã học tới bậc THCS, THPT cha mẹ phục vụ, quyết định hết mọi việc. Lúc tính cách thiếu tự lập của trẻ bộc lộ rõ ràng thì việc ngộ ra cũng muộn, giáo dục vô cùng khó khăn, thậm chí thất bại.
Chiều chuộng, bao bọc con cái càng khiến trẻ dễ ỷ lại bấy nhiêu. Khi trẻ không biết làm những công việc cá nhân mình thì khi lớn lên, các công việc trong nhà chúng cũng không thể làm tốt. Đây là hệ quả tất yếu của việc sống hộ con, không để con đứng trên đôi chân của mình. Thương con cũng phải thương đúng cách và có phương pháp