Bạn đang rất bận, bạn đang làm để cố gắng đúng deadline thì y như rằng sếp hoặc đồng nghiệp lại đến nhờ bạn giúp một vài điều gì đó. Phải chăng trong công việc bạn thường xuyên vướng phải những trường hợp như thế và không biết phải từ chối khéo léo như thế nào để vẫn giữ được hòa khí trong công việc?
Từ chối hoặc nhận lời đều là cả một nghệ thuật. Cả hai đều thể hiện tình thần trách nhiệm của bạn đối với công việc nhưng làm sao để mọi người có thể hiểu và thông cảm.
Bạn nên biết rõ công việc bạn được nhờ là gì
Đó có thể là những công việc ở mức độ bình thường hay cần hoàn thành gấp. Hoặc suy nghĩ theo một hướng khác, công việc đó có phù hợp với năng lực và chuyên môn của bạn không. Bạn nên hỏi kỹ cụ thể công việc được giao là gì, yêu cầu công việc ra sao, deadline là khi nào, … để đưa ra quyết định từ chối hay chấp nhận. Quyết định là ở bạn nên hãy sáng suốt bạn nhé!
Xác định khả năng
Yêu cầu của công việc rất quan trọng, đây là điểm mấu chốt để bạn có thể từ chối đồng nghiệp. Bạn nên khẳng định với mọi người rằng bạn quá bận để đáp ứng được yêu cầu đó hoặc khả năng của bạn không cho phép bạn làm điều đó. Xác định lý do trước khi từ chối sẽ khiến mọi người hiểu và thông cảm cho bạn hơn. Bạn vừa không phải áy náy mà cũng không gây phật lòng với đồng nghiệp hoặc sếp.
Lời hứa rất quan trọng
Một khi bạn đã hứa với mọi người rằng bạn sẽ thực hiện thì tốt nhất là bạn nên sắp xếp thời gian để hoàn thành nó. Nếu bạn vì sự “cả nể” mà nhận lời thì tốt nhất bạn nên quay sang và khéo léo từ chối ngay lập tức. Vì lời hứa rất quan trọng, mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp cũng rất quan trọng nên nếu bạn hứa mà không hoàn thành đúng yêu cầu thì sẽ mất thời gian của cả hai bên mà không được kết quả gì và có thể bạn đánh mất đi uy tín của mình đã gầy dựng bao lâu nay.
Đừng vội vã nói “không”
Mà bạn hãy từ tốn lắng nghe sếp hoặc đồng nghiệp bạn chia sẻ công việc. Có thể bạn không thể giúp họ được nhưng bạn vẫn nên tôn trọng họ. Thể hiện sự tôn trọng với mọi người, giữ hòa khí trong công việc vốn dĩ là điều nên làm. Mọi người sẽ thấy vui vẻ hơn, cảm thấy được chia sẻ hơn dù bạn không thể giúp họ công việc này. Nhưng nhìn chung, lắng nghe mọi người sẽ cho bạn một cái kết đẹp!
Đừng gởi tin nhắn, email hoặc lời nhắn
Nên gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại để tránh hiểu lầm. Nếu không, bạn có thể bị đánh giá thấp vì họ hiểu là bạn coi thường họ. Gặp nhau trực tiếp là cách tốt để có thể hiểu nhau hơn, không bị “tam sao thất bản”.
Đừng trì hoãn khi đã quyết định
Đừng để đến ngày mai những gì bạn có thể làm ngay hôm nay. Quán tính sẽ làm bạn lần lữa, e ngại, và khiến người khác hiểu sai về bạn. Đừng quên: “Một sự bất tín, vạn sự không tin”. Đó cũng là chính mình hạ giá mình!
Đừng quên lời “Xin lỗi”
Vốn dĩ “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hà cớ gì bạn không nói một lời “xin lỗi” với đồng nghiệp khi bạn không thể giúp họ hoàn thành công việc? Bạn rất muốn giúp mọi người nhưng vì điều kiện và khả năng không cho phép nên bạn sẽ đề nghị được giúp đỡ một vài hạng mục trong quá trình họ thực hiện công việc. Nhưng bạn hãy lưu ý rằng việc bạn đồng ý nhận toàn bộ công việc rất dễ dẫn đến sự nhờ vả những lần khác vì thế bạn nên cân nhắc kỹ khi nhận lời giúp đỡ bạn nhé!
Nếu cuộc sống đá cho bạn 1 cú... Nếu cuộc sống đá cho bạn một cú, hãy để nó đá bạn về phía trước”. |