Mới sinh được 1 tháng bị chồng đánh maáu me đầy người, vẫn cố ôm con đến bệnh viện
Câu chuyện mà mẹ bỉm sữa vừa đăng tải cách đây không lâu là 1 ví dụ khi không may lấy phải 1 người chồng vô tâm, không chăm sóc vợ con, còn có bản tính vũ phu. Không chỉ đăng tải những hình ảnh được cho là bị chồng đánh, maáu me khắp người, tài khoản này còn ghi dòng trạng thái:
“Đưa lên đây nhục nhã quá mọi người. Từ khi em lấy chồng, em cũng muốn được sống hạnh phúc nhưng em chọn sai người. Chưa một ngày em được sống bình yên, cuộc sống có chồng mà như không, nhạt nhẽo vậy thà không có còn hơn mọi người à.Em mới sinh xong được 1 tháng tay yếu chân mềm ăn uống không nổi, đêm nào cũng thức trắng giữ con mà gặp đúng chồng không biết nghĩ. Đã bất lực không lo được cho vợ con mà còn lộ bản chất suốt ngày ngoài đường bay nhảy, về đánh đập vợ con.
Từ lúc em mang thai tới bây giờ, đúng là số em bất hạnh gặp đúng nhà chồng không ra gì, rủa chửi con em ma quỷ đầu thai. Đốc thúc chồng về đánh đập em động thai mấy lần, mà em nghĩ tình vợ chồng bỏ qua hết vì em sống tình cảm và hay yếu lòng.
Cho tới hôm nay buồn quá phải nói cho người biết chút. Nếu yêu thương không còn thì đường ai nấy đi, em chưa hề ép cớ sao người đầu ấp tay gối mà đối xử với nhau thua người dung, kẻ thù hỏi ai không buồn.
Ra đường bay nhảy gái gú tiền triệu không tiếc, về nhà tính với vợ con từng đồng. Đúng là nghiệt duyên không có ai vô tâm chỉ là tâm nó bị chó ăn mà thôi. Người đối xử tệ bạc với mình là đang gánh nghiệp thay mình. Đời còn dài lắm hôm nay gây nghiệp ngày mai sẽ trả gấp đôi cảm ơn anh cho em bài học”.
Ngay sau khi dòng trạng thái được chia sẻ đã nhận được sự quan tâm của cư dân mạng. Hầu hết ai cũng bức xúc trước hành động vũ phu của người chồng đối xử với người vợ đầu ấp tay gối của mình. Không những vậy, người vợ cũng chỉ mới sinh con hơn 1 tháng.
“Xem mà bực quá, sao lại có người chồng ác như vậy, đối xử đánh đập với người vợ mới sinh con cho mình như thế chứ. Đúng là quá đáng quá mà”, nick name D.C bình luận.Bên cạnh đó, 1 số người lại lên tiếng đồng cảm và thương xót người vợ.
“Thương em quá, sinh con xong được chồng yêu thương, chăm sóc hết mực còn chưa nói, đây lại bị đánh đập thế này. Ác giả ác báo, em cố gắng lên nhé, sốngc ho mình và cho con em ạ. Chồng mà như thế thì đừng giữ làm gì”, tài khoản B.C chia sẻ.
Một số người khác không quên đưa ra lời khuyên cho người mẹ trẻ: “Đàn ông mà có tính vũ phu thì không bao giờ bỏ được. Là phụ nữ khi tổn thương quá nhiều thì hãy tự mạnh mẽ lên, vợ chồng sống với nhau tình cảm không còn mà nghĩa cũng cạn thì tốt nhất nên buông bỏ. Ít nhất bạn cũng có 1 đứa con đó là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời người phụ nữ rồi”.
Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, thì các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:
- Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;
- Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;
- Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;
- Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân.
Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào:
Khoản 1, khoản 2 Điều 43 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.
Những trường hợp nào được áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng:
Điều 43 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy địnhcác biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng được áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Người thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đó được góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày áp dụng biện pháp này vẫn có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Người có hành vi bạo lực gia đình đó bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; đối với người dưới 18 tuổi thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.