Rằm tháng Giêng tục xưa gọi là Tết Nguyên Tiêu. Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười).
Tết Nguyên Tiêu là dịp lễ tết quan trọng nên ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.Theo đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam, vào ngày Rằm tháng Giêng, ngoài nghi lễ thờ gia tiên, người Việt thường làm lễ cảm ơn Thần Tiên, Phật Thánh, cảm ơn những vị Vua anh minh, những vị đại thần vì dân vì nước.
Để cảm ơn Trời Đất, Thần Tiên, Phật Thánh, cùng các vị anh hùng dân tộc, người Việt thường chuẩn bị 4 mâm lễ ngoài trời. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình để chuẩn bị mâm lễ. Chúng ta chỉ cần pha một ấm trà, vài chén rượu nhạt, hoa quả trong vườn nhà, mấy nén nhang với lòng thành kính.
Nếu Mâm lễ thờ gia tiên thắp 1 hay 5 nén nhang thì mỗi mâm lễ ngoài trời lại thắp 9 nén nhang. Mâm lễ thờ hướng Đông: Để tưởng nhớ các vị Hoàng Đế, các vị Thánh nhân, và các vị quan đại thần, trạng nguyên có công với dân với nước.
Thắp 9 nén nhang quỳ lạy 9 lạyMâm lễ thờ hướng Nam: Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới các vị Thần Tiên. Thắp 9 nén nhang lạy 9 lạy.Mâm thờ hướng Tây: Để tỏ lòng kính trọng với Đức Phật.
Thắp 9 nén nhang lạy 9 lạy mà thưa rằng:Mâm thờ hướng Bắc: Để kính tôn Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên, cùng chư vị thần tướng, thiên tướng, thiên binh, thiên mã.Ngoài ra, theo truyền thống Phật giáo, ngày Rằm tháng Giêng là lúc Phật giáng lâm nên đây là thời điểm, đông đảo người dân đi lễ chùa dịp này.
Những điều nên làm trong khi cúng rằm tháng Giêng
Dọn dẹp ban thờ
Khi dọn dẹp ban thờ lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng. Điều này theo phong tục dân gian lý giải để tránh động ban thờ, tránh để thần linh quở phạt.
Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Khi làm vệ sinh, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần Phật.
Dùng hoa gì để dâng?
Nên mua hoa tươi để dâng ban thờ, tuyệt đối không dùng hoa quả giả, hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.
Các đồ dùng để đựng các lễ cúng mặn như bát, đĩa, đũa, thìa... cần phải sử dụng những đồ mới, riêng biệt. Không nên dùng những đồ dùng đã dùng chung, sẵn với các việc khác trong gia đình. Bởi, đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.