Nghía sổ tiêu tiền của một “tay hòm chìa khóa”

15:02, Thứ ba 06/11/2012

( PHUNUTODAY ) - Hơn 1 năm lập sổ theo dõi chi tiêu, mình thấy lập sổ không có nghĩa là tiết kiệm được, nhưng trong file đó có chi tiêu chi tiết theo từng mục: Thức ăn, xăng xe, điện thoại, lặt vặt, phát sinh, chi tiêu cho béhellip;

Hơn 1 năm lập sổ theo dõi chi tiêu, mình nhận thấy lập sổ không có nghĩa là tiết kiệm được, nhưng trong file đó có chi tiêu chi tiết, có mã hoá theo từng mục: Thức ăn, xăng xe, điện thoại, lặt vặt, phát sinh, thiết bị, mua sắm, chi tiêu cho bé…
[links()]
Trước đây, sau mỗi kỳ lương của 2 vợ chồng, chẳng hiểu bọn mình chi tiêu kiểu gì mà tiền cứ thất thoát đi đằng nào hết. Vì thế, thường chưa đến tháng là trong nhà đã hết tiền. Lúc con ốm đau, vợ chồng toàn phải giật gấu vá vai vay mượn tạm người thân để khi có lương thì trả.

Nhận thấy tình hình chi tiêu của gia đình tiêu tốn một cách kinh khủng quá nên là người giữ tay hòm chìa khóa của gia đình, mình đã dứt khoát cố gắng lập một cuốn sổ tay ghi chép cụ thể các khoản chi tiêu để tiến hành tiết kiệm.

Ảnh MH
Đã một thời gian dài mình chán với cái việc lập sổ chi tiêu hàng ngày bởi vì chẳng thể lập nổi hay có lập thì cũng chỗ hà ra chỗ hổng.

Khi lập sổ chi tiêu gia đình, cái khó nhất là khâu duy trì thực hiện báo cáo hàng ngày. Khi chưa có quyết tâm thực hiện, các mẹ cũng như mình sẽ không thể thực hiện nổi. Ban đầu mình dự định là, nếu mình thu nhập một khoản là A. Mình muốn tiêu một khoản là B. Sau đó, nếu muốn tiết kiệm một khoản là C thì phải lấy khoản A-B.

Thời gian đầu, hàng tháng tiền lương kiếm được hai vợ chồng, mình quy hết về một mối. Đó chính là tài khoản của mình. Sau đó hai vợ chồng khi cần cứ thế tiêu. Và rồi chúng mình đều tiêu nhiều hơn khoản B, thế mới khổ.

Thấy cách đó không ổn, mình loay hoay lập thêm một tài khoản. 1 tài khoản để tiêu, 1 tài khoản tiết kiệm và có lãi ngân hàng. Thế nhưng, cách này vẫn chưa thể giúp mình khống chế được khoản B bởi khi cần mình vẫn cứ rút liền tay cơ.

Đã một thời gian dài mình chán với cái việc lập sổ chi tiêu hàng ngày bởi vì chẳng thể lập nổi hay có lập thì cũng chỗ hà ra chỗ hổng. Nhưng một lần ngồi nói chuyện với một chị chẳng quen biết khi đi shopping, mình đã học được của chị ấy một vài kinh nghiệm quản lý chi tiêu rất khoa học và hiệu quả.

Cụ thể là bà mẹ thông thái ấy chia sẻ với mình rằng, từ mấy năm nay chị ấy áp dụng cách chi tiêu bằng cách ghi ra nhiều sổ như sau.

- Sổ 1: chị ấy ghi lại các khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền linh tinh khi chị và anh xã thu về mỗi tháng.

- Sổ 2: Chị dành để ghi lại các khoản chi tiêu hàng tháng như chi tiền học, tiền cầu thang máy, tiền điện, tiền nước, tiền đi chợ, tiền mua sắm…

- Sổ 3: Chị ấy ghi những khoản tổng thu chi của một ngày và tồn bao nhiêu, âm bao nhiêu.

Nhờ lập và ghi chi tiết 3 cuốn sổ đều đặn này mà chị biết được hàng tháng gia đình chị thu nhập bao nhiêu, chi bao nhiêu tiền. Chị cũng nắm được việc đã mua những vật dụng gì lớn cũng như những vật dụng nhỏ. Khi mua các khoản linh tinh dưới 300k thì ghi gộp lại cho đỡ lắt nhắt.

Đặc biệt, với nhứng khoản thu bất thường – thu ngoài lương thì để riêng luôn và tuyệt đối không động vào đó nữa. Chỉ nên dùng khoản thu này khi đã thành một khoản lớn và vào việc lớn thôi.

Thấy các chi tiêu của chị quá hợp lý và chi tiết, lại cũng có thể dễ dàng thực hiện nên mình cũng lên kế hoạch kiểm soát chi hàng ngày. Mình chỉ mua những thứ thực sự cần thiết, mua vừa đủ dùng hoặc thiếu thiếu 1 chút. Nhà mình không có khoản thu bất thường như nhà chị ấy nên mình lập file excel để theo dõi chi tiêu.

Sau hơn 1 năm lập sổ theo dõi chi tiêu, mình nhận thấy thế này. Lập sổ không có nghĩa là tiết kiệm được, nhưng trong file đó có chi tiêu chi tiết, có mã hoá theo từng mục như: Thức ăn, xăng xe, điện thoại, lặt vặt, phát sinh, thiết bị, mua sắm, chi tiêu cho bé…

Tùy theo từng gia đình mà chị em có thể tạo các sheet riêng về thu nhập, đặt kế hoạch, đầu tư, cân đối thu chi... Trước đó, mình cũng có ghi vào sổ tay nhưng chả chịu ghi vì thấy cộng trừ mệt quá. Mình thường làm máy tính ở nhà nên mình lập bảng chi tiêu trên máy rất thuận tiện.  

Trước mắt thì mình đã tiến hành tiết kiệm những khoản sau từ việc nhìn thấy những khoản cần phải cắt giảm trong bảng chi tiêu hàng ngày.

- Tiền cơm trưa: Trước đây mình thường mất ít nhất 30-40k cho bữa cơm văn phòng thì giờ đây mình  mang cơm theo, vừa tranh thủ nghỉ ngơi, vừa tiết kiệm, tiền chợ thì vẫn thế. Riêng khoản này, tính sơ sơ mỗi tháng mình đã tiết kiệm được 900k rồi.

- Không đi siêu thị nữa. Hiện mình ngày nào mua đồ ngày đấy, vừa tươi, mua ít nên đỡ đổ đi do hỏng. Lại dễ kiểm soát.

Ảnh MH
 Lập sổ không có nghĩa là tiết kiệm được, nhưng trong file đó có chi tiêu chi tiết, có mã hoá theo từng mục như: Thức ăn, xăng xe, điện thoại, lặt vặt, phát sinh, thiết bị, mua sắm, chi tiêu cho bé…

Khoản này tiết kiệm được khá nhiều mỗi tháng. Bởi vì đi siêu thị hay tiện tay khua món này, món kia không cần thiết. Cứ mỗi ngày đi chợ khoảng 100k là thức ăn 2 bữa cũng okie rồi.

Mình cũng ra ngân hàng lập 1 sổ tiết kiệm thời hạn 1 tháng.  Cứ khi lĩnh lương, mình chỉ để khoản tiền đủ chi (cũng có phòng vài triệu ), còn bao nhiêu thì rót vào sổ tiết kiệm này.  

Những lúc đột xuất thì dùng bằng thẻ visa (các siêu thị, quán ăn, trung tâm mua sắm hiện nay nhiều nơi chấp nhận lắm). Nhưng các khoản đột xuất này, mình cũng cực kỳ phải hạn chế. 

Trên đây là những gì mình nhận ra từ khi lập sổ chi tiêu hàng ngày. Mình thấy với cách lập sổ này rất có nhiều lợi lộc các mẹ ạ. Các mẹ cũng cố gắng lên dây cót tinh thần lập sổ chi tiêu sẽ tiết kiệm được khá nhiều đó.

  • Phương Anh (Hà Nội)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc