Ngộ độc thức ăn phòng tránh như thế nào?

08:38, Thứ hai 26/02/2018

( PHUNUTODAY ) - Hiện tượng ngộ độc thực phẩm không còn xa lạ với chúng ta, nguyên nhân do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc, ôi thiu… Vậy cần phòng tránh hiện tượng này như thế nào? Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh hiệu quả.

bien-phap-phong-tranh-ngo-doc-thuc-an

Biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm

Bạn nên áp dụng những biện pháp dưới đây để phòng ngừa hiệu quả và có một cuộc sống an toàn:

1. Khi đi chợ

Cần đi chợ sớm và chọn những loại thực phẩm còn tươi sống. Nên mua ở những cửa hàng tin cậy hoặc nên bảo quản hoặc trữ lạnh. Như vậy bữa cơm hàng ngày của bạn mới an toàn ở bước đầu tiên, đó là khâu chọn thực phẩm tốt.

2. Khi bảo quản thực phẩm

Để phòng tránh hiện tượng ngộ độc thực phẩm xảy ra, thì khi bảo quản thực phẩm cần chú ý những điều sau đây:Thực phẩm nếu không sử dụng ngay và cần lưu trữ từ 2 – 3 ngày thì cần chọn những thực phẩm còn tươi sống. Sau đó cho vào tủ lạnh càng sớm càng tốt.Thực phẩm cần có bao bì hoặc hộp có nắp đậy trước khi cho vào tủ lạnh

3. Khâu chuẩn bị nấu nướng

Trước khi chế biến cần phải rửa tay sạch với xà bông và nước sạch và lau khôCác dụng cụ trong nhà bếp phải đảm bảo sạch sẽ, tránh gián và chuộtNấu chín kỹ thức ăn, không nên sử dụng các món ăn sống hoặc táiKhông nên sử dụng dầu mỡ nhiều lần khi chiên rán

4. Trong bữa ăn

Không dùng bát đĩa để thức ăn sống lẫn với thức ăn chínSau khi vừa nấu xong nên dọn ăn ngayThức ăn còn thừa thì sau 2 giờ sau khi nấu nướng cần cho vào tủ lạnh ngay. Khi muốn sử dụng cần hâm lại kỹ

5. Vệ sinh nhà bếp

Phải thường xuyên giữ nhà bếp sạch sẽ, giặt khăn lau tay và lau bếpSau khi sử dụng xong thì cần rửa sạch kệ bếp và các dụng cụ làm bếp với xà bông

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm:

- Loại bỏ nhanh chóng hết các chất độc trong cơ thể bằng cách cho bệnh nhân uống nước, tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được.Lưu ý: Chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết lưu giữ lại ít thứ đã nôn ra để xét nghiệm.

- Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngăn không cho chất độc thấm vào máu.

- Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống hết 1 lít nước pha với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước.

- Trường hợp bị tiêu chảy không nên uống thuốc hãm lại, nên để bệnh nhân càng đi hết càng tốt.Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc sẽ bình phục, không nên ăn thức ăn cứng sau đó, mà nên cho ăn cháo nhẹ.

Đối với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở ….cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.

Thực phẩm luôn có một ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người, sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh, không an toàn đều có thể bị ngộ độc. Hiểu rõ được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và các biện pháp phòng tránh là vấn đề cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và mọi người trong xã hội./.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc