Ngư chính TQ xâm phạm Trường Sa,Triều Tiên ngày càng đáng sợ

18:46, Thứ sáu 22/03/2013

( PHUNUTODAY ) - Ngư chính TQ xâm phạm Trường Sa, vụ tàu TQ đổ trộm VLXD ở Trường Sa, Philippines đang "né", Triều Tiên ngày càng mạnh mẽ, đáng sợ hơn, nguy hiểm hơn...là tin tức thời sự chính ngày 22/3.

(Ảnh nóng) - Vụ tàu TQ đổ trộm VLXD ở Trường Sa, Philippines đang "né", ý chí và quyết tâm bảo vệ Điếu Ngư của TQ không gì lay chuyển được, Triều Tiên ngày càng mạnh mẽ, đáng sợ hơn, nguy hiểm hơn...là tin tức thời sự chính ngày 22/3.

 

Hôm nay 22/3, tàu Ngư chính 312 của Trung Quốc rời cảng ở Quảng Châu, bắt đầu thực hiện cái gọi là nhiệm vụ   chấp pháp ở vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là tàu ngư chính có trọng tải lớn nhất của   Trung Quốc, với độ choán nước 4.950 tấn, khả năng tuần tra liên tục 4.444 km và vận tốc gần 26 km/giờ, theo   Tân Hoa xã.
Hôm nay 22/3, tàu Ngư chính 312 của Trung Quốc rời cảng ở Quảng Châu, bắt đầu thực hiện cái gọi là nhiệm vụ chấp pháp ở vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là tàu ngư chính có trọng tải lớn nhất của Trung Quốc, với độ choán nước 4.950 tấn, khả năng tuần tra liên tục 4.444 km và vận tốc gần 26 km/giờ, theo Tân Hoa xã.

 

Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải của Trung Quốc Ngô Tráng lên giọng tuyên bố với đợt tuần tra nói trên, tàu   Ngư chính 312 chính thức được đưa vào sử dụng, tăng cường sức mạnh cho cái gọi là lực lượng chấp pháp   của nước này trên biển Đông.
Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải của Trung Quốc Ngô Tráng lên giọng tuyên bố với đợt tuần tra nói trên, tàu Ngư chính 312 chính thức được đưa vào sử dụng, tăng cường sức mạnh cho cái gọi là lực lượng chấp pháp của nước này trên biển Đông.

 

Tờ Manila Standard Today ngày 22/3 đưa tin cho biết, mặc dù các nguồn tin quân sự Philippines hôm qua 21/3   xác nhận rằng tàu quân sự Trung Quốc đã xâm nhập vào khu vực nhóm đảo Thị Tứ, quần đảo Trường Sa (thuộc   chủ quyền Việt Nam, Philippines cũng tuyên bố chủ quyền và hiện giữ 7 điểm đảo, 2 rặng san hô trong cụm Thị   Tứ - PV), nhưng đại diện Phủ Tổng thống nước này vẫn phủ nhận thông tin trên.
Tờ Manila Standard Today ngày 22/3 đưa tin cho biết, mặc dù các nguồn tin quân sự Philippines hôm qua 21/3 xác nhận rằng tàu quân sự Trung Quốc đã xâm nhập vào khu vực nhóm đảo Thị Tứ, quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Philippines cũng tuyên bố chủ quyền và hiện giữ 7 điểm đảo, 2 rặng san hô trong cụm Thị Tứ - PV), nhưng đại diện Phủ Tổng thống nước này vẫn phủ nhận thông tin trên.

 

Phó phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philippines bà Valte cho hay, đó không phải một con tàu đổ bộ (tàu quân sự)   như báo chí đưa, mà chỉ là một tàu cá bình thường của Trung Quốc. Thông tin này theo bà Valte, đã được xác   nhận bởi Bộ Quốc phòng Philippines.
Phó phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philippines bà Valte cho hay, đó không phải một con tàu đổ bộ (tàu quân sự) như báo chí đưa, mà chỉ là một tàu cá bình thường của Trung Quốc. Thông tin này theo bà Valte, đã được xác nhận bởi Bộ Quốc phòng Philippines.

 

Tuy nhiên nguồn tin quân sự nói với Manial Standard Today, tàu Trung Quốc xâm nhập trong đêm và đổ trộm vật   liệu xây dựng đích xác là 1 tàu đổ bộ hải quân Trung Quốc. Bộ Tư lệnh phương Tây đã phái một máy bay do   thám và tàu tuần tra đến điểm đảo này xác minh thông tin trên.
Tuy nhiên nguồn tin quân sự nói với Manial Standard Today, tàu Trung Quốc xâm nhập trong đêm và đổ trộm vật liệu xây dựng đích xác là 1 tàu đổ bộ hải quân Trung Quốc. Bộ Tư lệnh phương Tây đã phái một máy bay do thám và tàu tuần tra đến điểm đảo này xác minh thông tin trên.

 

Trong khi đó, tờ Inquirer ngày 22/3 đưa tin, Trợ lý Ngoại trưởng Philippines Raul Hernandez hôm qua 21/3 cho biết Philippines đã phái tàu hải quân cùng lực lượng Cảnh sát biển tuần tra trong khu vực Manila tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông để canh chừng biên đội tàu chiến hạm đội Nam Hải, Trung Quốc có thể xâm nhập và tập trận trái phép.
Trong khi đó, tờ Inquirer ngày 22/3 đưa tin, Trợ lý Ngoại trưởng Philippines Raul Hernandez hôm qua 21/3 cho biết Philippines đã phái tàu hải quân cùng lực lượng Cảnh sát biển tuần tra trong khu vực Manila tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông để canh chừng biên đội tàu chiến hạm đội Nam Hải, Trung Quốc có thể xâm nhập và tập trận trái phép.

 

Hôm 21/3, Trung Quốc đã phủ nhận sự dính líu của mình đến vụ tấn công vào hệ thống ngân hàng, đài truyền hình Hàn Quốc hôm 30/3. Tuyên bố này được đưa ra sau khi phía Hàn Quốc đã điều tra và kết quả cho thấy máy tính phát tán các phần mềm độc hại có địa chỉ IP ở Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho hay tin tặc thường sử dụng địa chỉ ở các nước khác để che giấu danh tính của chúng.
Hôm 21/3, Trung Quốc đã phủ nhận sự dính líu của mình đến vụ tấn công vào hệ thống ngân hàng, đài truyền hình Hàn Quốc hôm 30/3. Tuyên bố này được đưa ra sau khi phía Hàn Quốc đã điều tra và kết quả cho thấy máy tính phát tán các phần mềm độc hại có địa chỉ IP ở Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho hay tin tặc thường sử dụng địa chỉ ở các nước khác để che giấu danh tính của chúng.

 

Bên cạnh đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua 21/3 cho biết, không có áp lực bên ngoài nào có thể làm lay chuyển
Bên cạnh đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua 21/3 cho biết, không có áp lực bên ngoài nào có thể làm lay chuyển "ý chí và quyết tâm" của Trung Quốc trong việc bảo vệ "chủ quyền đảo Điếu Ngư" đang tranh chấp với Nhật Bản.

 

 Tuyên bố trên được đưa ra sau khi giới truyền thông đưa tin Nhật Bản và Mỹ đã lập kế hoạch tác chiến đối phó với các tình huống xấu nhất có thể xảy ra tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông mà Nhật Bản đang kiểm soát. Trung Quốc đang theo dõi sát sao tình hình...Chính phủ Trung Quốc có sự quyết tâm và khả năng để bảo vệ
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi giới truyền thông đưa tin Nhật Bản và Mỹ đã lập kế hoạch tác chiến đối phó với các tình huống xấu nhất có thể xảy ra tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông mà Nhật Bản đang kiểm soát. Trung Quốc đang theo dõi sát sao tình hình...Chính phủ Trung Quốc có sự quyết tâm và khả năng để bảo vệ "chủ quyền" của mình với nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku - Hồng Lỗi nhấn mạnh.

 

Trong một diễn biến khác có liên quan, Nhật Bản sẽ cử Phó thủ tướng Taro Aso tới Trung Quốc vào tháng tới trong cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa các chính phủ mới của hai “ông lớn” châu Á giữa lúc căng thẳng ngoại giao đang tăng cao. Ông Aso dự kiến sẽ gặp tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường, vốn mới được bầu vào các vị trí lãnh đạo hàng đầu sau cuộc chuyển giao quyền lực một thập niên mới diễn ra một lần tại Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác có liên quan, Nhật Bản sẽ cử Phó thủ tướng Taro Aso tới Trung Quốc vào tháng tới trong cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa các chính phủ mới của hai “ông lớn” châu Á giữa lúc căng thẳng ngoại giao đang tăng cao. Ông Aso dự kiến sẽ gặp tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường, vốn mới được bầu vào các vị trí lãnh đạo hàng đầu sau cuộc chuyển giao quyền lực một thập niên mới diễn ra một lần tại Trung Quốc.

 

Bình Nhưỡng hôm nay lại tung ra một video tuyên truyền mới cho thấy các binh sĩ đang nhảy dù xuống chiếm Seoul và tuyên bố bắt giữ hàng nghìn con tin là người Mỹ đang sinh sống ở Hàn Quốc. Video dài 4 phút mang tựa đề
Bình Nhưỡng hôm nay lại tung ra một video tuyên truyền mới cho thấy các binh sĩ đang nhảy dù xuống chiếm Seoul và tuyên bố bắt giữ hàng nghìn con tin là người Mỹ đang sinh sống ở Hàn Quốc. Video dài 4 phút mang tựa đề "Cuộc chiến ngắn ba ngày" được đăng tải trên trang web Triều Tiên Uriminzokkiri, chuyên đưa các tin tức và hoạt động tuyên truyền từ truyền thông quốc gia.

 

Đây là video mới nhất trong loạt video tuyên truyền tương tự mà Bình Nhưỡng liên tiếp tung ra gần đây. Video xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang lên mức cao nhất trong nhiều năm qua. Triều Tiên liên tục đe dọa dùng quân sự để đáp trả lại cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, cũng như lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Đây là video mới nhất trong loạt video tuyên truyền tương tự mà Bình Nhưỡng liên tiếp tung ra gần đây. Video xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang lên mức cao nhất trong nhiều năm qua. Triều Tiên liên tục đe dọa dùng quân sự để đáp trả lại cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, cũng như lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.

 

Yonhap News ngày 22/3 dẫn lời tướng Walter Sharp, cựu Chỉ huy các lực lượng quân sự Mỹ tại Hàn Quốc và Đại sứ Joseph De Trani cho rằng không còn thời gian cho Trung Quốc trì hoãn các biện pháp can thiệp Bắc Triều Tiên để giải tỏa căng thẳng quân sự trên bán đảo, bởi tình hình hoàn toàn có thể rơi vào mất kiểm soát chỉ với một tính toán sai lầm của Bình Nhưỡng. Tướng Walter Sharp cho rằng Bắc Triều Tiên đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, đáng sợ hơn và nguy hiểm hơn so với một vài năm trước đây.
Yonhap News ngày 22/3 dẫn lời tướng Walter Sharp, cựu Chỉ huy các lực lượng quân sự Mỹ tại Hàn Quốc và Đại sứ Joseph De Trani cho rằng không còn thời gian cho Trung Quốc trì hoãn các biện pháp can thiệp Bắc Triều Tiên để giải tỏa căng thẳng quân sự trên bán đảo, bởi tình hình hoàn toàn có thể rơi vào mất kiểm soát chỉ với một tính toán sai lầm của Bình Nhưỡng. Tướng Walter Sharp cho rằng Bắc Triều Tiên đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, đáng sợ hơn và nguy hiểm hơn so với một vài năm trước đây.

 

Hàn Quốc hôm nay phê duyệt gói viện trợ nhân đạo đầu tiên cho Triều Tiên, kể từ khi căng thẳng giữa hai bên leo thang sau vụ phóng tên lửa và thử nghiệm hạt nhân của Bình Nhưỡng. Eugene Bell, một tổ chức từ thiện Hàn Quốc, đã được bật đèn xanh để vận chuyển một lượng thuốc chữa bệnh lao trị giá 678 triệu won (hơn 600.000 USD) cho chương trình y tế của tổ chức này tại Triều Tiên.
Hàn Quốc hôm nay phê duyệt gói viện trợ nhân đạo đầu tiên cho Triều Tiên, kể từ khi căng thẳng giữa hai bên leo thang sau vụ phóng tên lửa và thử nghiệm hạt nhân của Bình Nhưỡng. Eugene Bell, một tổ chức từ thiện Hàn Quốc, đã được bật đèn xanh để vận chuyển một lượng thuốc chữa bệnh lao trị giá 678 triệu won (hơn 600.000 USD) cho chương trình y tế của tổ chức này tại Triều Tiên.

 

Tuy nhiên, ông Kim Hyung-Suk, phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cơ quan giải quyết các vấn đề liên Triều, nhấn mạnh rằng quyết định trên không nên xem là một động thái hòa giải song phương vào thời điểm mâu thuẫn trên bán đảo Triều Tiên đang căng như dây đàn.
Tuy nhiên, ông Kim Hyung-Suk, phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cơ quan giải quyết các vấn đề liên Triều, nhấn mạnh rằng quyết định trên không nên xem là một động thái hòa giải song phương vào thời điểm mâu thuẫn trên bán đảo Triều Tiên đang căng như dây đàn.

 

Một mật vụ Mỹ thuộc đoàn xe hộ tống Tổng thống G. Bush trong lúc điều chỉnh súng đã bị cướp cò làm một viên đạn bắn về phía nhà lãnh đạo Iran - Marc Ambinder và DB Grady kể lại sự việc trong cuốn
Một mật vụ Mỹ thuộc đoàn xe hộ tống Tổng thống G. Bush trong lúc điều chỉnh súng đã bị cướp cò làm một viên đạn bắn về phía nhà lãnh đạo Iran - Marc Ambinder và DB Grady kể lại sự việc trong cuốn "Deep State: Inside the Government Secrecy Industry". Sự việc xảy ra ngay phía trước khách sạn InterContinental khi các nhà lãnh đạo hai nước tới tham gia một cuộc triệu tập thường niên của LHQ.

 

Sau khi bị bắn, Tổng thống Iran cùng đoàn tháp tùng dừng lại và hai bên nhìn nhau. Các mật vụ Mỹ đã lên tiếng xin lỗi về sự cố trên ngay lúc đó, nhưng Tổng thống Iran chỉ quay đầu lại rồi bước vào xe của mình - cuốn sách cho biết.
Sau khi bị bắn, Tổng thống Iran cùng đoàn tháp tùng dừng lại và hai bên nhìn nhau. Các mật vụ Mỹ đã lên tiếng xin lỗi về sự cố trên ngay lúc đó, nhưng Tổng thống Iran chỉ quay đầu lại rồi bước vào xe của mình - cuốn sách cho biết.

 

Giới chức Washingtin lúc bấy giờ vô cùng lo lắng vì sợ rằng Tổng thống Ahmadinejad có thể công bố rộng rãi thông tin về vụ việc kèm theo cáo buộc rằng đó là một nỗ lực ám sát ông của người Mỹ để gây ra sự phản ứng không mong đợi tại LHQ trong phiên họp thảo luận về các biện pháp trừng phạt chống lại chính phủ Tehran. Tuy nhiên, điều lạ là Tổng thống Ahmadinejad khi đó và sau này đều không nói bất kỳ điều gì về sự việc trên. (Tổng hợp từ VNE, TNO, Dân Trí, GDVN)
Giới chức Washingtin lúc bấy giờ vô cùng lo lắng vì sợ rằng Tổng thống Ahmadinejad có thể công bố rộng rãi thông tin về vụ việc kèm theo cáo buộc rằng đó là một nỗ lực ám sát ông của người Mỹ để gây ra sự phản ứng không mong đợi tại LHQ trong phiên họp thảo luận về các biện pháp trừng phạt chống lại chính phủ Tehran. Tuy nhiên, điều lạ là Tổng thống Ahmadinejad khi đó và sau này đều không nói bất kỳ điều gì về sự việc trên. (Tổng hợp từ VNE, TNO, Dân Trí, GDVN)

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc