Ngáp là một hành vi sinh lsy bình thường. Nó thường xuất hiện khi bạn vừa thức dậy hoặc khi cơ thể mật mỏi, buồn ngủ, căng thẳng..
Tuy nhiên, nếu ngáp ngắn ngáp dài cả ngày mà không liên quan đến việc thiếu ngủ, đó là dấu hiệu 5 bộ phận sau đang gặp vấn đề.
Cột sống cổ
Cột sống cổ có vấn đề có thể gây ra hiện tượng ngáp. Việc ngồi làm việc ở một tư thế trong thời gian dài dễ gây chèn ép lên rễ thần kinh và ảnh hưởng đến tuần hoàn tại chỗ làm xuất hiện tình trạng buồn nôn, chóng mặt.
Não bị thiếu máu cục bộ, thiếu oxy, cột sống không duy trì chức năng bình thường, dây thần cực cục bộ bị chèn ép là những nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng ngáp liên tục.
Do đó, nếu bạn thường xuyên ngáp mà không phải do thiếu ngủ, hãy chú ý đến cột sống cổ. Nếu được xác định bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì nên được trị sớm.
Não và tủy sống
Hội chứng rối loạn não bộ và tủy sống Đa xơ cứng (Multiple Sclerosis - MS) có thể làm giảm giảm chức năng hệ thần kinh, từ đó gây mất kiểm soát nhiệt độ, dẫn tới tình trạng ngáp liên tục trong ngày. Đây là phản ứng giúp duy trì nhiệt độ và làm não thoáng mát hơn.
Tuyến giáp
Ngáp là một triệu chứng thường gặp của bệnh tuyến giáp. Tuyến giáp nắm giữ ai trò quan trọng giúp điều hòa hoạt động của các cơ quan như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tim mạch... Khi tuyến giáp gặp vấn đề, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái trì trệ, ì ạch, buồn ngủ liên tục.
Tim
Tim cung cấp máu giàu oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Ngáp quá mức có thể là tình trạng mà người bị đau tim, đột quỵ thường gặp phải.
Nếu ngáp đi kèm với các biểu hiện như chóng mặt, đau tức ngực rồi lan ra cánh tay trái, cổ, hàm, khó thở, tim đập nhanh thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để được cấp cứu.
Gan
Người bị suy gan cũng có thể xuất hiện biểu hiện ngáp liên tục. Nguyên nhân là do gan thực hiện chức năng chuyển hóa cung cấp năng lượng, giải độc cơ thể. Khi gan không làm việc bình thường, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và có thể ngáp liên tục.