Người bị bệnh u tuyến nước bọt nên và không nên ăn gì?

20:59, Thứ tư 31/01/2018

( PHUNUTODAY ) - Đối với chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho người bị u tuyến nước bọt cần có những lưu gì? Và người bị bệnh u tuyến nước bọt nên và không nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây nhé!

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư tuyến nước bọt

Người lớn tuổi:bệnh ung thư tuyến nước bọt có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu gặp ở người trên 40 tuổi. Chính vì vậy những người ở độ tuổi này cần hết sức lưu ý và có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Phơi nhiễm bức xạ: các bức xạ, ví dụ như bức xạ điều trị ung thư vùng đầu cổ cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến nước bọt. Các tia bức xạ được sử dụng để chẩn đoán bệnh trong chụp X-quang cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tiếp xúc với hóa chất tại nơi làm việc: Theo nghiên cứu thì những công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, hầm mỏ… do phải thường xuyên tiếp xúc với những hóa chất độc hại như bụi silica, hợp kim niken… nên có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt. Chính vì vậy mà công nhân cần được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe của mình khỏi nguy cơ phát triển bệnh ung thư.

97.che-do-dinh-duong-cua-nguoi-bi-u-tuyen-nuoc-bot-phunutoday.vn
 

Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, các chất kích thích, vệ sinh răng miệng kém… cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến nước bọt.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư tuyến nước bọt

Những điều nên làm

Trong thời kỳ điều trị bệnh ung thư miệng, việc ăn uống hợp lí quyết định tới 50% hiệu quả điều trị bệnh. Còn nếu không chú trọng trong chế độ dinh dưỡng thì có thể khiến sức khỏe của người bệnh vốn đã yếu lại càng trở nên tồi tệ hơn. Những lời khuyên trong dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư miệng là:

Ăn uống thanh đạm: trong việc ăn uống hằng ngày, người bệnh ung thư miệng nên ít ăn những thực phẩm béo ngậy, tránh tiêu thụ các thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ như thịt mỡ, bì,… Tốt nhất là người bệnh nên theo chế độ ăn uống thanh đạm, hạn chế thịt đỏ và ăn nhiều rau xanh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ không được ăn tất cả các loại thịt, mà các thức ăn có ít chất béo như cá, thịt gà, thịt vịt có thể ăn với lượng vừa phải.

Tăng cường bổ sung protein: đối với bệnh ung thư miệng, việc bổ sung protein là cực kỳ cần thiết để giúp người bệnh có sức khỏe tốt hơn. Do đó, ngoài việc nên uống nhiều sữa, ăn nhiều trứng gà ra, thì người bệnh cũng cần ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Lý do là vì các thực phẩm này đều có chứa hàm lượng cao protein thực vật, giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Bồi bổ thích hợp: nếu là người đã được phẫu thuật ung thư miệng thì trong chế độ ăn uống sau phẫu thuật, người bệnh có thể ăn đầy đủ các loại thức ăn có tác dụng tẩm bổ, dễ nhai nuốt và dễ tiêu hóa để giúp cơ thể mau khỏe lại. Các loại thực phẩm như nhãn, mè đen, mộc nhĩ đen, dâu, cá chép,… đều có tác dụng tẩm bổ sức khỏe tốt cho bệnh nhân ung thư miệng. Nhưng, bạn cũng nên lưu ý là không phải lúc nào việc bồi bổ cũng là càng nhiều càng tốt mà vẫn cần chú ý phải tiết chế.

Những điều nên tránh

Không sử dụng thực phẩm chứa chất kích thích: thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các thực phẩm chiên, rán, nướng, thông thường đều có chứa natri nitrit, gây cản trở cho việc điều trị bệnh ung thư miệng và việc hồi phục sức khỏe của bệnh nhân. Ngoài các thức ăn nói trên, các loại đồ ăn cay đắng, các món ngâm muối đều sẽ gây ảnh hưởng tương tự tới việc hồi phục sức khỏe cho người bệnh ung thư miệng.

Không bỏ bữa: chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư miệng nhất định phải được xây dựng trên cơ sở cân bằng hấp thụ dưỡng chất. Vì thế tốt nhất là bệnh nhân ung thư miệng không nên bỏ bữa, nếu không có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến việc phục hồi sức khỏe khi điều trị ung thư miệng. Bình thường người bệnh ung thư miệng nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, giàu các nguyên tố vi lượng, ví dụ như đậu nành, nấm hương, các loại rau xanh, rong biển, nấm đông cô và thịt ba ba.

Người bị ung thư miệng ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống, cũng nên có thói quen sinh hoạt lành mạnh, ví dụ như kiêng rượu bia, thuốc lá, vận động thể dục thể thao hợp lí và thường xuyên nghỉ ngơi.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc