Đặng Thị Huệ- một phi tần của chúa Trịnh Sâm, bà là một giai nhân bậc nhất của phủ chúa và cũng rất được chúa Trịnh Sâm sủng ái.
Bà sinh ra trong một gia đình thường dân nghèo khổ ở làng Trà Hương, huyện Phù Đổng, trấn Kinh Bắc, nay thuộc huyện Gia Lâm, thành phốHà Nội. Bà được biết đến là một người đã gây ra nhiều tai ách trong phủ chúa Trịnh và triều đình Hậu Lê, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình chính trị - xã hội ở Đàng Ngoài
Khi vào phủ chúa, Đặng Thị Huệ chỉ là một nữ tỳ. Một hôm, Tiệp dư Trần Thị Vịnh sai bà bưng một khay hoa đến trước nơi chúaTrịnh Sâm ngồi. Trịnh Sâm nhìn thấy bà rất bằng lòng, bèn ân ái với bà. Từ đó bà ngày càng được Trịnh Sâm yêu quý, phong làm chính cung của mình, gọi là Tuyên Phi.
Năm Đinh Dậu (1777), Đặng Thị Huệ lại sinh hạ một người con trai, tên là Trịnh Cán (1777-1782), nên càng được chúa sủng ái, lập làm Tuyên Phi.
Lê Vân trong vai Đặng Thị Huệ. |
Biết chúa rất sủng ái mình, Đặng Thị Huệ ngày đêm mưu tính việc giành lấy ngôi vị Thế tử cho con trai
Đặng Thị Huệ có người em là Đặng Lân nhờ cậy thế chị làm nhiều điều bại hoại trong kinh thành. Trong cuốn Tang thương ngẫu lục thì Nguyễn Án có chép: “Quận mã Đặng Lân là em bà Đặng Tuyên phi của chúa Tĩnh Vương (Trịnh Sâm), thường hay ngông càn phạm phép. Y cưỡng gian một người đàn bà không được bèn cắt vú người ta. Người chồng kiện đến quan, y bị bắt giam ở ngục Ngự sử đài rồi vì có Phi xin cho mà được tha. Tĩnh vương đem nàng Quận chúa thứ hai gả cho Lân, các đồ trang liêm và của hồi môn, so với các triều trước nhiều gấp mười lần.
Phủ đệ dựng ở phía Tây nam kinh thành Thăng Long, đồ ăn thức dùng đàng hoàng như một vị vương giả. Lân càng làm nhiều sự càn rỡ, nuôi trong nhà hơn trăm gia đồng, thường cho đội mũ đeo gươm, ra ngoài chợ phố đi nhung nhăng, uống rượu say đánh người bị thương, quan Kinh doãn không kiềm chế nổi. Mỗi khi Lân đi ra, đem theo đến hàng mấy chục con chó săn, con nào cũng đeo nhạc vàng, khoác áo thêu, hét trước hò sau, lấp cả đường lối. Một lần nhân cơn tức giận, Lân giết chết nội giám là Sử thọ hầu, rồi cắm thanh gươm ở trước cửa để không ai dám vào bắt”.
Lân giết chết nội giám là Sử thọ hầu là do bị Sử thọ hầu không cho vào động phòng với con gái của Tĩnh vương do chưa đủ tuổi. Lân phạm tội tày đình với con gái yêu của Trịnh Sâm, ấy vậy mà Chúa vẫn tha không bắt tội là bởi vì Trịnh Sâm quá si mê Tuyên Phi. Cũng vì bị Tuyên Phi ngày đêm than khóc mà Trịnh Sâm vốn là một người con chí hiếu đã cãi mẹ để làm chuyện phế trưởng lập thứ.
Trịnh Sâm sau đó đã phế bỏ ngôi thế tử của Trịnh Tông đã trưởng thành để lập con của Tuyên Phi là Trịnh Cán mới 4 tuổi lên làm thế tử. Chính vì thế mới tạo ra mầm mống bất ổn giữa phe Trịnh Tông và Trịnh Cán. Sau này, phe kiêu binh đất thang mộc diệt Cán, phù Tông lên ngôi Chúa nhưng lại cậy công làm náo loạn kinh thành. Cơ đồ vững chắc nhà Trịnh vì thế mà tiêu tan.
Số phận của Đặng Thị Huệ sau đó cũng đúng với chữ hồng nhan bạc phận. Sau chính biến năm Nhâm Dân (1782), tức chỉ 1 tháng sau khi Trịnh Sâm mất, kiêu binh nổi loạn đưa Trịnh Tông lên ngôi. Trịnh Cán bị giáng xuống làm Cung quốc công, rồi hơn tháng sau thì bị bệnh qua đời.
Quãng đời cuối của Đặng Thị Huệ không còn gì sau cuộc tranh giành quyền lực. Khi chúa nhỏ bị phế bỏ, Tuyên phi đã bị bắt để hài tội. Sau một thời gian giam giữ ngặt, Thị Huệ được cho làm cung tần nội thị, vào Thanh Hóa hầu hạ lăng tẩm chúa Trịnh Sâm. Ở đây, bà ngày đêm gào khóc xin được chết theo chồng. Đến ngày giỗ của chúa Trịnh Sâm, Tuyên phi uống thuộc độc mà chết, được táng cách Vọng lăng (lăng Trịnh Sâm) một dặm.
Hé lộ bất ngờ về giáo viên Trung Quốc thời cổ đại Giáo viên Trung Quốc thời cổ đại được xã hội coi trọng và đánh giá cao, có nhiều nguồn thu nhập. Triều đình còn tặng thưởng cho những đóng góp, cống hiến của họ. |
Quan Thắng giỏi hơn Lâm Xung nên được đứng đầu Ngũ Hổ Tướng? Quan Thắng là con cháu của Quan Vũ là một lý do, tiếp theo đó có thể nói là phong cách của hai người khác nhau. |