Người duy nhất trong sử sách nước ta đánh đuổi giặc phương Bắc hơn 1000 năm đô hộ nhưng không lên làm vua

( PHUNUTODAY ) - Khác với nhiều vị tướng lĩnh trước đó, dù lập được chiến công lớn trong việc đánh đuổi ngoại xâm nhưng ông lại không lên làm vua.

Sự nghiệp giành lại độc lập sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc đâu có thể chỉ nhờ một trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền, mà phải là một quá trình dài, bắt đầu từ Khúc Thừa Dụ năm 905.

Empty

Theo sách Lịch sử Việt Nam, Trung Quốc cuối thế kỷ 9 đầu thế kỷ 10 trở nên rối ren, khởi nghĩa nông dân khắp nơi làm lung lay nền thống trị của nhà Đường. Chính quyền đô hộ ở Giao Châu (tên nước Việt Nam thời kỳ này) cũng suy yếu. Tiếp sau các cuộc khởi nghĩa lớn của Mai Thúc Loan, Phùng Hưng... quan lại địa phương liên tiếp nổi dậy cát cứ khắp nơi.

Trước tình hình đó, đầu năm 905, Khúc Thừa Dụ - Hào trưởng đất Hồng Châu (nay thuộc huyện Ninh Giang, Hải Dương), có "tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn", đã khởi binh chống lại nhà Đường, giành quyền quản lý đất nước.  

Khúc Thừa Dụ hay Ngô Quyền?

Giai đoạn 1 của quá trình giành độc lập sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta chính là giai đoạn của chính quyền họ Khúc với ba đời, kéo dài 30 năm mà người đời sau gọi là thời Tam Khúc chúa.

Đấy là giai đoạn các chúa họ Khúc phát huy cao nhất trí tuệ, sự mềm dẻo, để chúng ta có được chính quyền độc lập thực sự trước, tránh phải đối đầu với quân chính quyền đô hộ phương Bắc đem quân đến đàn áp ngay.

Để nhà Khúc có 30 năm xây dựng chính quyền độc lập tự chủ. Trong 30 năm ấy, họ làm hồi sinh đất nước bằng khoan thư sức dân, trở về lối sống người Việt.

Khi đã tích đủ về lượng, tạo ra được thế mạnh cho mình rồi, thì quân Nam Hán đưa quân vào nước ta đầu những năm 930, chúng ta đã có cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Chứ không còn là cuộc vùng dậy giành chính quyền nữa.

"Giành lấy chính quyền từ tay phong kiến phương Bắc, Khúc Thừa Dụ kết thúc ách thống trị hơn 1.000 năm phong kiến phương Bắc. Lịch sử ghi nhớ công lao của ông như một trong những người đặt nền móng cho nền độc lập tự chủ của đất nước", sách Lịch sử Việt Nam viết.

Sau khi đánh đuổi hết bọn ngoại xâm khỏi nước ta, thay vì xưng vương, xưng đế như các tiền bối đi trước Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ chỉ tự xưng là Tiết độ sứ (tương đương chức quan, cai quản toàn vùng An Nam sứ - Việt Nam ngày nay). Dù vậy, Khúc Thừa Dụ vẫn được sử sách, người đời suy tôn "Khúc tiên chúa".

Sách Lịch sử Việt Nam bình luận: "Tuy mang danh một quan chức nhà Đường (Tiết độ sứ) nhưng trong thực tế và về thực chất, chính quyền Khúc Thừa Dụ là chính quyền tự chủ, đặt cơ sở cho nền độc lập bền lâu của nước ta".

Năm 906, triều đình nhà Đường buộc phải công nhận chính quyền của Khúc Thừa Dụ và phong ông là Tĩnh Hải quân tiết độ sứ Đồng bình chương sự.

Khúc Thừa Dụ cai quản việc nước được một năm thì qua đời. Con ông là Khúc Hạo ngay sau đó đã nối nghiệp cha, giữ đô ở La Thành (Hà Nội ngày nay).

Tiếp nối sự nghiệp cai quản đất nước, Khúc Hạo đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng, thay thế chế độ của nhà Đường.

Điều ít biết về trận chiến trên sông Bạch Đằng

Người ra kế sách

Kế sách đóng cọc nhọn ở sông, cho quân giả thua rồi dụ quân Nam Hán vào bãi cọc nhọn là một kế sách tài tình. Trong cuốn Ngọc phả xã Lương Xâm (nay thuộc phường Nam Hải, quận Hải An, TP Hải Phòng) còn gọi là “Ngọc phả về Tiền Ngô Vương Thiên tử” ghi chép rằng:

Empty

Khi Ngô Quyền cùng các tướng bàn kế sách, Ngô Xương Ngập đã hiến kế: “Quân địch có lợi thế ở chiến hạm, ta chưa chuẩn bị trước thì thắng thua chưa biết thế nào. Xin Vương cho trồng cọc ở hai bên cửa biển, khi nước thủy triều dâng lên, sai người lấy thuyền nhẹ giao chiến với quân địch, giả dạng thua chạy để mà đánh, tất quân của Hoằng Tháo tự như ngói mà tan vỡ”. Ngô Quyền cho là phải và quyết định thực hiện theo kế sách này.

Như vậy theo Ngọc phả thì con trai trưởng của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập đã nghĩ ra kế sách phá quân Nam Hán.

Người chọn địa điểm trận đánh

Người dâng kế sách lựa chọn quyết chiến trên sông Bạch Đằng là Kiều Công Hãn, con trai của Kiều Công Chuẩn, cháu nội của Kiều Công Tiễn.

Khi Kiều Công Tiễn làm chuyện thoán nghịch giết Dương Đình Nghệ rồi cầu viện quân Nam Hán, Kiều Công Chuẩn cố ngăn cha mình nhưng không được. Lo lắng cho xã tắc, Kiều Công Chuẩn đã viết thư nêu rõ việc cha mình cầu viện Nam Hán, rồi đưa thư cho con trai mình là Kiều Công Hãn đến Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay) trao tận tay cho Ngô Quyền.

Kiều Công Hãn hiến kế rằng: “Nếu sang nước ta, tất chúng sẽ lấy đường biển mà tiến, qua sông Bạch Đằng để vào Đại La (tên cũ của thành Thăng Long). Ta nên bày trận đánh chúng ngay khi mới vào cửa sông Bạch Đằng.”

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link