Ngôi chùa nào cổ nhất Việt Nam, đã gần 2000 năm tồn tại?

( PHUNUTODAY ) - Bạn có biết ngôi chùa nào có tuổi đời lớn nhất tại Việt Nam hay không, hãy cùng tìm hiểu.

Chùa Dâu - Ngôi chùa đi cùng với lịch sử đất nước

Theo Cục di sản văn hóa, chùa Dâu có tên gọi khác là Cổ Châu tự, Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Định tự. Chùa Bà Dâu thuộc thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

chua-dau4

Theo thư tịch cổ, chùa được khởi dựng ở vùng Dâu (Luy Lâu) vào thế kỷ II đầu Công nguyên, thời kỳ Sĩ Nhiếp (nhà Hán). Đây được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta, là dấu tích quan trọng gắn với quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam.

Chùa tọa lạc trên khu đất cao, rộng, bằng phẳng, cảnh quan đẹp, quay  về hướng Tây, có bình đồ kiến trúc kiểu “nội Công ngoại Quốc”, gồm các hạng mục: tam quan, tiền thất (bái vọng đường), tháp Hoà Phong, Tam bảo, hậu đường, hai dãy hành lang và các công trình phụ trợ như: nhà Mẫu và Tổ, nhà khách, vườn tháp, ao chùa, hệ thống tường bao.

Ngôi chùa này đang giữ kỷ lục là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và nơi đây cũng được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta. Vào năm 2013 chùa được công nhận là di tích lịch sử quốc gia.

chua-dau1

Ngôi chùa này là nơi giao thoa của nhiều nền phật giáo khác nhau từ Trung Quốc, Ấn Độ và cả văn hóa Việt Nam. Chùa thờ nữ thần may pháp bao gồm bốn vị thần là thần mây, thần sấm, thần chết, thần mưa. Đây đều là những vị thần trong nông nghiệp được người dân tôn thờ cầu mong cho “mưa thuận gió hòa”.

Có thể nói ngôi chùa cổ này đã trải qua rất nhiều những thăng trầm của lịch sử qua hàng nghìn năm. Với sự tàn phá của chiến tranh và bào mòn của thời gian chùa Dâu đã có những lúc bị hư hỏng và phải xây dựng tu sửa lại rất nhiều lần. Thế nhưng những giá trị tâm linh, văn hóa của ngôi chùa này vẫn còn được giữ gìn rất nguyên vẹn.

Bắc Ninh được mệnh danh là vương quốc của lễ hội truyền thống với gần 600 lễ hội diễn ra trong năm. Một số lễ hội tiêu biểu như: hội Dâu, hội Đền Đô, hội Lim, hội Kinh Dương Vương, hội đền Bà Chúa Kho, hội đền Vua Bà - Thủy tổ Quan họ, hội đốt pháo Đồng kỵ, hội chen Nga Hoàng, hội Kéo Co Hữu Chấp… Các lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân với những cuộc rước sách linh đình và tế lễ hết sức trang nghiêm.

chua-dau2

Những trải nghiệm dành cho du khách tại Chùa Dâu

Khi đến với ngôi chùa đặc biệt này sẽ có rất nhiều điều thú vị cho bạn trải nghiệm và khám phá như:

Tham quan xung quanh chùa Dâu

Chùa Dâu được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng mang dấu ấn của những ngôi chùa cổ. Trải qua quá trình tu sửa và xây dựng chùa in đậm dấu ấn điêu khắc và kiến trúc của thời đại Lê - Nguyễn.

Khu vực sân chùa

Bên cạnh đó khi bước vào chùa Ấn tượng đầu tiên chính là tháp Hòa Phong ba tầng cao chừng 17m ở giữa sân. Tháp được xây dựng bằng gạch nung chuông, khánh đặt trong tháp đều được đúc từ thế kỷ 17 18. Nó gắn liền với những câu thơ của người dân nơi đây: “Dù ai đi đâu về đâu, hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về”.

Khu vực tiền đường

Tiền đường bao gồm bẩy gian phòng rộng rãi với cách bố trí và đúc tượng từ thời Nguyễn. Nơi đây bao gồm các tượng bát bộ kim cương, đức ông, hợp pháp, Đức thánh Hiền với tạo hình sinh động. Kế tiếp đó là nơi thờ 10 điện diêm vương, nhà thiêu hương và trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi người có công tu sửa chùa.

Khu vực nhà thượng điện

Nhà thượng điện được xây dựng trên cao nhất đây là một gian nhà ba trái với mái cong và được tạo khối như hình bông sen Được chạm trổ với hình tứ linh. Khu vực bên trong thử điện đặt một pho tượng to nhất của bà dâu hay còn gọi là nữ thần pháp Phật, phía bên tay trái là tượng Pháp Vũ.

Khu vực phía bên dưới bàn thờ bà Dâu là tượng của Kim Đồng Ngọc Nữ cùng hộp đựng Thạch Quang. các bức tượng được bố trí cân xứng mang nét đẹp tôn nghiêm và đặc trưng của người dân Việt Nam.

Ngoài ra khi nhắc đến những bức tượng nghệ thuật tại chùa Dâu sẽ thật thiếu sót nếu như thiếu 18 pho tượng của các vị la hán được đặt dọc hai dãy hành lang song song tại hậu đường và tiền thất. Các bức tượng này được miêu tả với hình dáng tư thế và màu sắc sinh động khác nhau.

Tham gia lễ hội chùa Dâu

Hằng năm lễ hội tại chùa Dâu được diễn ra với quy mô lớn và được tổ chức vào những ngày mùng 8 đến mùng 9 của tháng tư âm lịch. Trong đó cả năm ngôi chùa lớn nhất tại bà xã của tỉnh Bắc Ninh thờ Pháp vân, Pháp Vũ, pháp luật, pháp điện và phật mẫu Man Nương sẽ lấy chùa Dâu làm trung tâm để thực hiện nghi lễ rước các bà.

Ngoài ra khi nhắc đến những bức tượng nghệ thuật tại chùa Dâu sẽ thật thiếu sót nếu như thiếu 18 pho tượng của các vị la hán được đặt dọc hai dãy hành lang song song tại hậu đường và tiền thất. Các bức tượng này được miêu tả với hình dáng tư thế và màu sắc sinh động khác nhau.

Kinh nghiệm khi đến Chùa Dâu

Ở chùa Dâu có những quy định riêng vì vậy khi đến tham quan bạn cần phải lưu ý những điều sau:

Khi đến cổng chùa lúc đi vào cửa phải, lúc ra cửa trái và không được đi cửa giữa.

Không tự ý trèo sờ chạm vào những bức tượng của chùa.

Dâng lễ thành tâm không cần cầu kỳ chỉ cần dân Hương hoa tràm bánh. Việc dâng hương sếp cần theo sự hướng dẫn và sắp xếp của nhà chùa.

Nên giữ gìn cảnh quan cùng không khí tôn nghiêm của chùa bằng cách không nô đùa, cười nói to; ngắt lá bẻ cành hay vứt rác bừa bãi.

Giữ tâm ý trong sạch mọi điều cầu ước cần hướng thiện.

Khi đi lễ chùa gần ăn mặc lịch sự kín đáo bạn nên tránh những đồ dùm là màu mè kể cả váy dài. Tuyệt đối nên tránh quần ngắn trên đầu gối, trang phục hở hang hài, áo hai dây.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link