Người Hà Nội cần ra biển học cá heo về tình thương

16:29, Thứ ba 29/01/2013

( PHUNUTODAY ) - Mười hai chú cá heo bơi đan xen kết thành chiếc “bè” vững chắc dìu người bạn đang kiệt sức khỏi chết đuối đã trở thành bài học về tình thương, tình đồng loại cho người Hà Nội.

Mười hai chú cá heo bơi đan xen kết thành chiếc “bè” vững chắc dìu người bạn đang kiệt sức khỏi chết đuối đã trở thành một trong những khoảnh khắc cảm động nhất về thế giới động vật. Có lẽ, người Hà Nội cũng nên học những chú ca heo này về tình thương, tình đồng loại.

[links()]
thước phim sống động về đàn cá heo 12 con đang cố gắng giải cứu một thành viên trong đàn bị thương tại Kyum Park.
 
Đoạn phim cho thấy một con cá heo cái đang bơi lảo đảo do phần vây bị tê liệt. Ngay lập tức, những con cá heo khác tập trung dày đặc quanh con cá heo bị thương, lặn xuống dưới để giữ "bạn" không bị chìm.
 
Nửa giờ sau đó, đàn cá heo kết thành một chiếc “bè” chở con cá heo bị thương trên lưng.
 
Đàn cá heo kế thành bè giúp 1 chú cá heo bị thương.
Đàn cá heo kế thành bè giúp 1 chú cá heo bị thương.
 
Đột nhiên, con cá heo cái rơi thẳng đứng xuống lòng đại dương. Ngay lập tức, đàn cá heo và những con mới vây lại giữ đầu đồng đội nhô lên mặt nước nhưng con cá heo đã ngừng thở. Tác giả đoạn phim nói trên cho biết 5 con cá heo vẫn tiếp tục chạm vào thân con cá heo đã chết cho đến khi nó chìm khuất khỏi tầm nhìn.
 
Tờ New Scientist dẫn lời bà McComb tại Đại học Sussex (Brighton, Anh) cho rằng việc một loài động vật thông minh và có tính bầy đàn hỗ trợ một thành viên bị thương là điều hết sức ý nghĩa. Cá heo là loài có thể đồng cảm khi đồng loại đau đớn đồng thời ý thức được việc phải giữ các thành viên trong bầy sống sót để cùng kiểm soát vùng biển của mình.
 
Thước phim cảm động trên khi được phát tán trên mạng đã khiến không ít người rơi nước mắt. Nhiều người cho rằng có lẽ nhiều người Việt nên nhìn hành động của những chú cá đoàn kết ấy mà soi lại bản thân mình. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, hàng loạt sự việc lạnh lùng giữa người với người ở Hà Nội đã dấy lên hồi chuông báo động về căn bệnh vô cảm. 
 
Sự việc đầu tiên xảy ra ở Hà Nội, rạng sáng ngày 8/1/2013, gia đình bà Nguyễn Thị Liên (50 tuổi, trú tại thôn Trung, xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội) bị nhóm khoảng 5 thanh niên mang theo súng, mã tấu… xông nhà truy sát. Khi sự việc xảy ra, nhiều người dân xung quanh đó đều nghe tiếng súng và chứng kiến vụ việc nhưng không ai dám can thiệp.
 
Nhóm côn đồ hung hãn phá cửa nhà vệ sinh để hành hung cụ bà 90 tuổi. Ảnh DT.
Nhóm côn đồ hung hãn phá cửa nhà vệ sinh để hành hung cụ bà 90 tuổi. Ảnh DT.

Và mới đây nhất là vụ việc xảy ra ngày 27/1, tại nhà chị Nguyễn Thị Phúc (48 tuổi), số 8 ngõ 251, đường Kim Mã (phường Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội). Hàng chục đối tượng bặm trợn xông vào nhà chị Phúc đập phá, hành hung mọi người. Mẹ đẻ chị Phúc đã 90 tuổi sợ hãi trốn vào nhà vệ sinh cũng bị nhóm côn đồ đập vỡ cửa kính, lôi ra đánh.
 
Có lẽ thật sự người Hà Nội cần phải học hỏi những chú cá voi này về tình thương, sự chia sẻ và rút ra cho mình những hành động cần phải thực hiện khi chứng kiến người khác gặp hoạn nạn.
  • An Khanh (Tổng hợp từ NLĐ)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc