Người mắc bệnh tuyến giáp uống sữa đậu nành được không?

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn có nhân tuyến giáp hoặc bệnh liên quan tuyến giáp thì nên lưu ý về thực phẩm nên ăn và nên kiêng để điều trị hiệu quả hơn. Trong đó, sữa đậu nành là 1 trong những thứ nên tránh.

U tuyến giáp lành tính nên ăn gì?

Trái cây: Trong trái cây chứa các vitamin C, vitamin nhóm B có tác dụng chống oxy hoá, tái tạo tế bào, tăng hoạt động của hệ miễn dịch.

Hải sản: Các loại hải sản chứa nhiều cholesterol tốt, các acid amin thiết yếu rất tốt cho tuyến giáp, vì vậy nên bổ sung vào khẩu phần ăn để giúp hiệu quả hơn.

Các loại hạt: Cần bổ sung các loại hạt chứa nhiều magie, kẽm, đồng, vitamin E,… để tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn như hạt bí, hạt điều, hạnh nhân,…

Thực phẩm chứa nhiều I-ốt: I-ốt là yếu tố quyết định đến quá trình sản sinh các hormon tuyến giáp. Bổ sung I-ốt vào khẩu phần ăn hỗ trợ giảm nguy cơ bị u tuyến giáp, hạn chế sự phát triển của khối u, đồng thời giúp hoạt động của tuyến giáp tiết hormon hiệu quả hơn. Các thực phẩm chứa nhiều I-ốt: muối tinh, rong biển, sữa, trứng,…

Lưu ý: Đối với những người bị cường giáp hoặc đang điều trị bằng phương pháp I-ốt phóng xạ thì việc bổ sung I-ốt phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chữa nhân tuyến giáp nên kiêng gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm có lợi kể trên, có một số nhóm thực phẩm gây bất lợi cho quá trình chữa nhân tuyến giáp. Các loại thực phẩm người bệnh nhân tuyến giáp không nên ăn gồm:

Đậu nành và các loại thực phẩm từ đậu nành

Người mắc bệnh tuyến giáp uống sữa đậu nành được không? Mặc dù là một loại thực phẩm lành mạnh và tốt cho tim mạch nhưng đậu nành lại là thực phẩm nên tránh khi chữa nhân tuyến giáp. Trong đậu nành có chứa một lượng lớn Isoflavone gây cản trở quá trình tạo hormone của tuyến giáp. Người bệnh cần hạn chế ăn các loại thực phẩm như: đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ, đậu nành lên men. Ngoài ra, có thể thay thế dầu ăn từ đậu nành bằng dầu ăn từ hạt hướng dương sẽ tốt cho tuyến giáp hơn rất nhiều.

Các loại ra thuốc họ cải xanh

Với các bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp cần phải lưu ý tránh các loại rau xanh thuộc họ cải như cải bắp, cải bẹ, súp lơ xanh, hoa lơ,... vì có chứa enzyme goitrogen làm cản trở quá trình sản xuất hormon của tuyến giáp.

Không nên ăn nội tạng động vật khi chữa nhân tuyến giáp

Các bộ phận nội tạng như tim, gan, phổi, thận chứa hàm lượng lớn acid béo lipoic. Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều chất béo này sẽ phá hủy hoạt động bình thường của tuyến giáp. Ngoài ra, acid lipoic cũng ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc điều trị nhân tuyến giáp khiến hiệu quả điều trị bệnh giảm.

Các loại đồ hộp hay thực phẩm chế biến sẵn

Tất cả các loại thực phẩm chế biến sẵn đều có sử dụng chất phụ gia và calo sẽ có những tác động xấu đến tuyến giáp. Hơn nữa, hàm lượng đường trong thực phẩm chế biến sẵn cũng khá cao không tốt cho người bị bệnh tuyến giáp. Vì vậy nếu ai đó hỏi tuyến giáp kiêng ăn gì thì nên khuyên họ hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn nhé, sử dụng đồ tươi sống bao giờ cũng tốt hơn cho sức khỏe.

Tuyệt đối tránh bia rượu và các chất kích thích khi chữa nhân tuyến giáp

Các loại thực phẩm chứa chất kích thích như bia, rượu, soda, đồ uống có gas, cà phê sẽ gây ảnh hưởng đến thần kinh, làm rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tuyến giáp. Ngoài ra các chất này còn khiến hệ tiêu hóa bị kích thích, cản trở quá trình hấp thụ thuốc điều trị bệnh nhân tuyến giáp.

Nhân tuyến giáp là gì?

Nhân giáp là các khối hình tròn hoặc bầu dục hình thành bên trong tuyến giáp. Các khối này hình thành có thể do tình trạng sưng mãn tính hoặc xơ hóa các mô bất thường ở tuyến giáp. Đa số nhân giáp không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone của tuyến giáp và là khối u lành tính.

Khi bị nhân tuyến giáp, người bệnh sẽ có các biểu hiện sau:

- Tâm trạng lo lắng, bất an, buồn bã không rõ nguyên nhân

- Khó ngủ, hay tỉnh giấc

- Người không có sức, mệt mỏi, uể oải

- Cân nặng giảm nhanh không có lý do

- Nhịp tim nhanh

- Có nhu động ruột thường xuyên.

Nhiều bệnh nhân mắc hội chứng nhân tuyến giáp không có biểu hiện rõ ràng. Họ chỉ có cảm giác vướng ở cổ khi nuốt và chỉ có thể phát hiện ra bệnh khi khám sức khỏe thường xuyên. Khi phát hiện bệnh, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Đặc biệt, người bệnh cần để ý đến việc ăn uống hàng ngày.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link