Thiếu mục tiêu
Sau khi phỏng vấn hàng trăm người giàu ở Hoa Kỳ, một tổ chức nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người “tay trắng làm nên”, từ nghèo khó trở nên giàu có đều có một điểm chung: Họ có mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống. Vì có mục tiêu rõ ràng, nên ngay cả khi trải qua khó khăn hoặc thậm chí là thất bại, họ vẫn ngoan cường chọn bắt đầu lại từ đầu.
Còn người nghèo, vừa hay ngược lại, dù họ có nỗ lực, thậm chí liều mình nỗ lực, nhưng nhiều khi nó chỉ là quán tính, chỉ là vì sinh tồn hoặc chỉ là vì để trở nên có tiền, thứ họ thực sự thiếu mà một mục tiêu cuộc sống rõ ràng, nói cách khác, những nỗ lực của họ thường là mù quáng. Dưới tiền đề này, dù họ có trở nên có tiền thì tư duy của họ vẫn dừng lại ở giai đoạn nghèo, rất khó để trở thành một người giàu thực sự, ngược lại rất dễ trở thành một nhóm tưởng giàu nhưng thực ra lại là “nghèo bận rộn”.
Thiết lập được mục tiêu cuộc đời, sẽ không bao giờ gọi là quá muộn để bắt đầu, bất luận hiện tại bạn có nghèo ra sao, chỉ cần có thể bắt đầu từ bây giờ, lập ra một mục tiêu thật rõ ràng, nỗ lực của bạn sẽ không lãng phí vô ích.
Thiếu học tập
Quan trọng hơn cả việc trở nên có tiền đó là đầu tư vào bản thân, nâng cao bản thân, tích lũy kinh nghiệm và trí thức.
Trong thời đại công nghệ thông tin, tri thức như hiện này, càng là người giàu có, họ càng ý thức được tầm quan trọng của tri thức và công nghệ. Vì vậy, so với tiền, họ coi trọng việc không ngừng cải thiện bản thân thông qua học tập hơn.
Để theo kịp tốc độ phát triển xã hội, họ coi việc học là một thói quen, một sứ mệnh thiêng liêng và một lối sống cao cấp, trong quá trình học tập, họ không ngừng cải thiện năng lực tổng thể và rèn luyện khả năng đối phó với các tình huống phức tạp.
Ngược lại người nghèo họ thường cho rằng mục đích của học tập chỉ là để sinh tồn, họ bị động, tiêu cực, gió chiều nào che chiều nấy và sống không có chính kiến, lập trường, thường ca thán rằng hoàn cảnh xã hội tạo ra cái nghèo của họ, oán thân trách phận mà không có chí tiến thủ, ngày này qua ngày khác lặp lại công việc như một cái máy.
Còn người giàu, mục đích học tập của họ là để không ngừng thay đổi, phát triển bản thân, họ chủ động, tích cực, nhiệt tình, vui vẻ với sự tò mò, với việc đi sâu tìm hiểu bản chất sự việc, thích suy nghĩ và không ngừng nâng cao giá trị bản thân.
Thiếu EQ
Trong mắt của một người giàu thực sự, EQ (kĩ năng mềm) so với IQ (trí thức), thì EQ quan trọng hơn nhiều, bởi lẽ nâng cao EQ có thể đem lại quan hệ và cơ hội. Trong mắt người nghèo, EQ lại là đại diện cho sự giảo hoạt, tâm cơ, bụng dạ, họ muốn có tiền nhưng không xem trọng việc bồi dưỡng EQ, vì vậy hầu như không có bất kì mối quan hệ xã giao nào, chỉ dựa vào một mình lăn lội.
Trong xã hội hiện đại, quan hệ xã hội là một nhân tố vô cùng quan trọng, rất nhiều người giàu thậm chí còn xem sự giàu có trong xã giao chính là tài sản, họ có ý thức kết giao với những người bạn có nền tảng và trình độ khác nhau. Muốn có được một mạng lưới xã giao rộng lớn, EQ là điều kiện tiên quyết đầu tiên, nó giúp bạn để lại ấn tượng tốt về sự khéo léo và thoải mái trong mắt người khác.
Ngoài ra, xã hội hiện đại là xã hội hợp tác, người nghèo muốn trở nên giàu có, chỉ dựa vào bản thân, rất nhiều chuyện nhiều khi khó mà thành công được, còn nếu có thể hợp tác tốt đẹp với người khác, rất nhiều chuyện tưởng chừng như vô cùng khó khăn lại trở nên thuận buồm xuôi gió.
Cũng giống như một cái ốc vít, chất lượng dù tốt tới đâu cũng vô dụng nếu không được gắn vào máy móc để phát huy tác dụng. Muốn hợp tác tốt đẹp với người khác, EQ cao cũng là một điều kiện tiền đề như vậy.