Người phụ nữ lần đầu dự Olympic đã trở thành biểu tượng

( PHUNUTODAY ) - Cụt một tay thì có làm sao, khi sinh ra vốn dĩ cơ thể của mình đã như vậy? Natalia còn chẳng biết đến cảm giác có hai tay sẽ như thế nào. Hẳn là sẽ “buồn cười lắm”, ý nghĩ trẻ thơ đã đến với cô bé như thế.

“Olympic 2012 là một kỳ thế vận hội rất đặc biệt khi có những vận động viên không giành được huy chương trên con đường thi đấu nhưng lại giành được những tấm huy chương trong lòng mọi người trên khắp thế giới. Những tấm huy chương ấy không phải bằng vàng mà có lẽ nó còn lấp lánh hơn cả kim cương, để rồi khi Olympic đã khép lại người ta còn nhắc mãi về họ như những người anh hùng. Natalia Partyka là một trong những người anh hùng ấy.”


Thể thao chính là liều thuốc chữa lành mọi vết thương

Sinh ra năm 1989 tại một tỉnh miền Bắc của Ba Lan, cô bé Natalia có một gương mặt thiên thần và một sức khỏe tốt trừ một khiếm khuyết trên cơ thể: cánh tay phải thiếu đi bàn tay và khuỷu tay.

Gia đình, người thân của Natalia đã rất buồn và dành hết tình yêu thương cho cô con gái không may mắn của mình. Nhưng cô bé Natalia cứ lớn lên và chẳng bận tâm quá mức vào cánh tay không lành lặn của mình.

Cụt một tay thì có làm sao, khi sinh ra vốn dĩ cơ thể của mình đã như vậy? Natalia còn chẳng biết đến cảm giác có hai tay sẽ như thế nào. Hẳn là sẽ “buồn cười lắm”, ý nghĩ trẻ thơ đã đến với cô bé như thế.

Natalia chẳng gặp rắc rối gì khi chỉ có một bàn tay. Nếu cần cô còn có thể dùng phần tay còn lại bên trái để nâng đỡ đồ vật một cách thoải mái. Thấy con gái sống một cách hồn nhiên và tự tin, bố mẹ cô bớt phần nào sự lo lắng luôn hiển hiện trong tâm trí họ từ khi Natalia ra đời.

Dù vậy họ chắc chắn rằng cuộc sống của cô bé sẽ còn gặp nhiều biến động, nhất là trong giai đoạn bước vào tuổi dậy thì và biết tới nhiều điều hơn trong cuộc sống.

Quả thật sau đó cuộc sống của cô bé Natalia đã gặp nhiều thay đổi không ngờ. Nhưng đó là những thay đổi mà ngay cả những người thân trong gia đình cũng không ngờ tới được: Natalia trở thành một vận động viên.

Sinh ra năm 1989 tại một tỉnh miền Bắc của Ba Lan, cô bé Natalia có một gương mặt thiên thần và một sức khỏe tốt trừ một khiếm khuyết trên cơ thể: cánh tay phải thiếu đi bàn tay và khuỷu tay.
Sinh ra năm 1989 tại một tỉnh miền Bắc của Ba Lan, cô bé Natalia có một gương mặt thiên thần và một sức khỏe tốt trừ một khiếm khuyết trên cơ thể: cánh tay phải thiếu đi bàn tay và khuỷu tay.

Có lẽ bố mẹ và ngay cả bản thân Natalia sau này nghĩ lại đều cảm thấy hạnh phúc vì con đường thể thao đã tình cờ đến với Natalia. Chính nó đã khiến cho mọi điều khó khăn trong cuộc sống đều có thể được vượt qua dễ dàng.

Chính Natalia khi nhìn lại tuổi thơ của mình, cô cũng thừa nhận rằng không thể tưởng tượng được mình sẽ ra sao nếu không có bộ môn bóng bàn. Có thể cô đã trở thành một người lầm lũi trong căn nhà của mình và cuộc sống hẳn sẽ có nhiều khó khăn hơn tất thảy những gì Natalia đã trải qua.

Đó là năm lên 7 tuổi, cô bé Natalia lần đầu tiên theo chị gái đi tới phòng tập bóng bàn trong trung tâm. Chị gái vẫn thường xuyên tới đây học đánh bóng bàn nhưng chưa bao giờ Natalia đi theo chị cả. Bởi chẳng ai có thể nghĩ rằng cô bé sẽ tìm thấy được điều gì thú vị cho bản thân mình ở một nơi như thế này.

Mọi người đều hăng say luyện tập còn cô bé Natalia nhặt một quả bóng và tìm cách cố giữ nó bằng phần tay phải không lành lặn của mình. Bỗng nhiên, Natalia nghe thấy một tiếng gọi. Đó chính là tiếng gọi của huấn luyện viên đang dạy chị gái của cô.

Người huấn luyện viên gọi Natalia vào chơi với chị gái của mình. Và không ngờ từ giây phút ấy, bóng bàn đã trở thành điều quan trọng nhất trong cuộc sống của cô bé nhỏ.

Cụt một tay thì có làm sao, khi sinh ra vốn dĩ cơ thể của mình đã như vậy? Natalia còn chẳng biết đến cảm giác có hai tay sẽ như thế nào. Hẳn là sẽ “buồn cười lắm”, ý nghĩ trẻ thơ đã đến với cô bé như thế.
Cụt một tay thì có làm sao, khi sinh ra vốn dĩ cơ thể của mình đã như vậy? Natalia còn chẳng biết đến cảm giác có hai tay sẽ như thế nào. Hẳn là sẽ “buồn cười lắm”, ý nghĩ trẻ thơ đã đến với cô bé như thế.

Trở về từ phòng tập bóng bàn, Natalia ôm khư khư cây vợt. Mặc dù rất hứng thú nhưng đối với 1 đứa trẻ mới lên 7, đó chỉ là một trò chơi trong số nhiều trò chơi khác. Natalia cùng chị gái thường chơi bóng bàn tại nhà trên chính chiếc bàn ăn của gia đình và đập các quả bóng vào tường.

Sau một vài lần tiếp theo theo chân chị đi tập, người huấn luyện viên đã gặp bố mẹ của Natalia và trao đổi về khả năng của cô bé. Bố cô cũng nhận ra rằng đây chính là điều cần cho tương lai của Natalia và quyết tâm hướng con gái theo con đường thể thao.

Thế nhưng việc chơi bóng bàn như một trò giải trí khác hẳn với việc luyện tập nó như một bộ môn thể thao chuyên nghiệp. Cô bé Natalia chỉ thích dành thời gian đi chơi với bạn bè chứ chẳng muốn ngày nào cũng gò mình vào tập luyện.

Nhưng bị bố “bắt” đi và người huấn luyện viên động viên nhiều về khả năng của bản thân mình, Natalia cũng miễn cưỡng đến phòng tập đều đặn. Bên cạnh đó trong lòng Natalie cũng bắt đầu nảy sinh những tham vọng.

Tham vọng đầu tiên của cô bé đó là đánh bại được chính chị gái mình trên chiếc bàn ăn tại gia đình. Thời gian đó mỗi khi đi tập vất vả về nhà, cô bé lại phụng phịu không muốn trở thành một vận động viên nhưng lại được sự động viên của bố và của tất cả mọi người.

Sau này khi bước lên bục giành những huy chương đầu tiên của mình, Natalia biết họ đã đúng và niềm say mê thực sự bắt đầu trỗi dậy trong cô.

Không bao giờ dừng bước

 Natalia Partyka thi đấu tại Olympic 2012
Natalia Partyka thi đấu tại Olympic 2012

Trò nghịch ngợm tìm cách giữ quả bóng trên phần tay không lành lặn năm nào của Natalia đã trở thành một phần của những cú phát bóng trong từng trận đấu căng thẳng.

Khi cô lên 10 tuổi, Natalia đã nhận được huy chương quốc tế đầu tiên tại giải vô địch thế giới cho người khuyết tật. Sau gần 3 năm luyện tập và khẳng định được tài năng thực sự của mình, đúng như những gì người huấn huyện viên năm nào đã nhận thấy, Natalia bắt đầu gặt hái được những thành công ngoài mong đợi.

Năm 2000, Natalia được cử đi tham gia Thế vận hội người khuyết tật mùa hè tại Sydney. Và 4 năm sau, cô đã giành được hai huy chương vàng trong Giải vô địch toàn Châu Âu cho người khuyết tật. Những năm sau đó, Natalia liên tiếp giành được nhiều huy chương và thứ hạng cao tại Châu Âu và thế giới.

Đặc biệt năm 2007, cô có trong tay 7 huy chương ở nhiều giải đấu khác nhau. Có thể nói ở tuổi 18, Natalia đã trở thành một vận động viên xuất sắc trong những giải dành cho người khuyết tật.

Nhưng tinh thần thi đấu và lòng mong mỏi được chinh phục những đỉnh cao mới của một vận động viên trong cô đã không đồng ý để cô dừng bước tại những chiến thắng đã đạt được. Năm 19 tuổi, Natalia quyết định lần đầu tiên tham gia thi đấu tại Olympic – Thế vận hội cho những vận động viên chuyên nghiệp.

Thế vận hội mùa hè 2008 tại Bắc Kinh có sự góp mặt của Natalia, không chỉ trong giải đấu dành cho người khuyết tật mà còn trong giải đấu của những vận động viên bình thường khác.

Năm đó, cái tên Natalie là một trong hai vận động viên đặc biệt nhất của Olympic khi là người khuyết tật nhưng tham gia tranh giải tại giải đấu của những vận động viên bình thường. Đó là Thế vận hội cho người khuyết tật thứ 3 cô tham dự và là Olympic đầu tiên trong cuộc đời thi đấu của mình.

Natalia đã giành được huy chương vàng sau khi đánh bại đối thủ người Trung Quốc tại giải dành cho người khuyết tật, nhưng ở Olympic cô không đạt được thành tích nào.

Natalia tham gia Olympic không phải để chiến thắng bất cứ đối thủ nào mà có lẽ để chiến thắng chính bản thân mình. “Khuyết tật – tôi chán ngấy khi phải nói chuyện mãi về vấn đề này.” – Natalia đã thốt lên như vậy.

Không phải cô không ý thức được bản thân mình nhưng đối với Natalia những khiếm khuyết trên cơ thể chẳng là gì cả. Cô cũng giống những vận động viên khác bởi họ đều cùng mục tiêu chinh phục những đỉnh cao và giành chiến thắng và Natalia sẵn sàng luyện tập và thi đấu công bằng với mọi đối thủ của mình.

Mặc dù không đạt được thành tích tại Olympic nhưng cô đã thắng 5 trận, thua 6 trận. Natalia được đánh giá cao bởi lối chơi tấn công thông minh và linh hoạt.

Natalia tự đánh giá về mình rằng cô có sự thiệt thòi so với các vận động viên bình thường là sự cân bằng cơ thể nhưng cô lại có đôi chân khỏe nên chẳng gặp trở ngại gì lớn so với các vận động viên khác.

Năm ấy, tên cô là một trong 2 người vận động viên nữ (một người là vận động viên bơi lội) được nhắc đến rất nhiều bởi tinh thần thi đấu không có giới hạn của mình.

Olympic 2012 tại London, một lần nữa lại có sự góp mặt của Natalia. 4 năm trôi qua nhưng sự khao khát chiến thắng chưa bao giờ nguội bớt trong tinh thần của cô gái 23 tuổi ấy. Cô gái trẻ bản lĩnh chiến thắng nhiều đối thủ và lọt vào vòng 1/16 gây chú ý và xúc động cho nhiều người yêu mến.

Olympic năm nay lại một lần nữa Natalia là một trong hai vận động viên khuyết tật tham gia thi đấu với những vận động viên bình thường. Cô mong rằng sẽ một lần nữa lại được đứng trong hàng ngũ những vận động viên tham gia Olympic tiếp theo và để có được nó, Natalia sẽ không ngừng luyện tập.

Một ngày nào đó, khi không còn thi đấu, Natalia sẽ cảm thấy tự hào với chính bản thân mình khi nhìn lại chặng đường mình đã đi qua cho dù giờ đây cô luôn nói về những gì mình đang làm như một điều bình thường nhất.

Sẽ luôn có những thành quả tốt đẹp nhất dành cho người xứng đáng nhận nó trong cuộc đời này.

  • Hoài Phương

[links()]

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn