Họ không chấp nhận ý kiến của người khác
Họ chẳng bao giờ có thể chấp nhận ý kiến của người khác, lúc nào cho rằng mình đúng. Vì thế nên họ sẽ không lắng nghe quan điểm của bạn. Họ sẽ giống như một hoàng đế và không ai được phép cãi lại họ.
Không chịu nhận lỗi, trốn tránh trách nhiệm
Sở dĩ một số người có thói quen phản bác là vì họ không sẵn lòng chịu trách nhiệm về lỗi lầm của mình và trốn tránh trách nhiệm của mình.
Thực tế là họ sai nhưng họ lại chẳng chịu nhận lỗi.
Không quan tâm đến bất cứ điều gì khác, chỉ muốn giành chiến thắng
Một số người thường xuyên phản bác, thích tận hưởng cảm giác chiến thắng. Thế nên bất cứ khi nào họ cũng muốn tranh giành vị trí đầu tiên.
4 yếu tố tâm lý dẫn đến thói quen phản bác
Lòng tự trọng mạnh mẽ
Thói quen phản bác của họ cũng liên quan đến lòng tự trọng quá mức. Khi quá quan tâm đến thể diện thì họ sẽ quen với việc chỉ trích người khác. Họ sẽ muốn duy trì phẩm giá của mình bằng cách bác bỏ ý kiến của người khác.
Tâm lý phòng thủ
Thói quen bác bỏ cũng chính là biểu hiện điển hình của tâm lý phòng thủ. Điều đó có nghĩa là chúng ta thường sẵn lòng chấp nhận những người thích và ủng hộ mình. Khi ai đó không đồng tình với quan điểm của bạn thì điều đó sẽ khơi dậy tâm lý phòng thủ của bạn.
Sợ bị người khác phớt lờ
Một số người có năng lực bản thân thấp, sợ bị phớt lờ nhưng họ lại chẳng biết cách thu hút sự chú ý của người khác. Vì thế họ đã thu hút sự chú ý của người khác bằng cách bác bỏ ý kiến của mọi người. Và đây thực chất là dấu hiệu của sự thiếu tình yêu.
Yếu tố môi trường
Nếu một người lớn lên ở môi trường đầy tranh luận, phản biện thì cách ứng xử cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trong một gia đình, cha mẹ thường có thói quen phản bác, việc bác bỏ trở thành khuôn mẫu cố định để họ xử lý thông tin và ý kiến.