Chối bỏ trách nhiệm - "Tôi đã nói rồi mà!”
"Tôi biết ngay mà", "Tôi đã nói rồi mà?", v.v. việc xảy ra rồi mới nói những câu như thể bản thân đã lường trước, đây chính là những câu nói điển hình của những kẻ đạo đức giả mà bạn nên dè chừng.
Cổ nhân có câu: "Thà mưa đúng lúc còn hơn thả ngựa sau pháo", tức là làm việc đúng thời điểm bao giờ cũng tốt hơn là để việc xảy ra rồi mới hành động hoặc mới nói, lúc này sẽ chẳng có tác dụng gì cả.
Khi có người gặp khó khăn mà đưa tay ra giúp đỡ trực tiếp luôn tốt hơn những lời nói an ủi sáo rỗng sau khi việc đã xảy ra rồi. Khi kết giao bạn bè, những người sẵn sàng hành động vì ta mới là những người bạn thực sự.
Có một câu chuyện như sau, có một người đang vội vã đi báo cáo công việc với cấp trên, không may khi anh ta đang đi thang máy thì thang máy xảy ra sự cố. Thang máy bị kẹt ở giữa hai tầng lầu, không thể lên xuống, mọi người bên ngoài đều rất hoảng loạn, anh ta đứng bên trong cũng lo lắng giậm chân.
Vấn đề này đã tới tai các nhà lãnh đạo trong công ty, và một trong số họ đã lên tiếng:
"Các anh xem, thấy chưa, thang máy này đã cũ lắm rồi, tôi biết thế nào cũng sẽ xảy ra chuyện mà, chẳng qua tôi không muốn nói mà thôi!"
Trên thực tế, những câu nói vuốt đuôi kiểu này chúng ta rất hay gặp trong cuộc sống.
“Tôi đã nói với anh từ lâu rằng điều này sẽ không hiệu quả đâu, giờ thì sáng mắt ra chưa!”, “Nhìn là biết sai rồi, sao anh ngốc thế, anh không có tầm nhìn xa gì cả. “, “Các cậu còn trẻ quá, có chút việc như thế mà cũng không làm nổi, nếu là tôi thì đã xong từ lâu rồi..."
Những kẻ ra cái vẻ thông thái, lên mặt dạy đời người khác khi sự việc đã xảy ra rồi, còn trước đó thì im thin thít không một lời nào, được cho là những kẻ đạo đức giả chỉ biết nói lời vô ích khi sự đã rồi để tỏ ra mình tài giỏi.
Khi có chuyện gì xảy ra với bạn, những kẻ đạo đức giả sẽ trốn bên lề xem kịch, và khi thấy bạn vấp ngã cũng là khi họ đã có đủ sự phấn khích, họ sẽ lại tỏ ra "quan tâm" bạn một chút. Thực ra chẳng có chút chân tình nào cả, chỉ là những lời nói mát vô thưởng vô phạt, hoặc nói vuốt đuôi mà thôi.
Trong cuộc sống, bạn nhất định phải nhận ra loại người đạo đức giả này, tuyệt đối đừng dây dưa dính dáng gì tới kẻ đó, nếu không có thể sẽ rước họa vào thân. Đặc biệt, những kẻ này giỏi nhất là chối bỏ trách nhiệm, nếu là việc tốt thì đứng ra tranh công đoạt lợi, tỏ ra mình đã góp phần làm nên thành công; còn nếu mọi việc đổ bể thì lập tức đổ hết mọi tội lỗi lên đầu người trực tiếp có hành động.
Có thể rất nhiều người đã từng ít nhiều gặp phải những đồng nghiệp như vậy.
Tìm cách né tránh - "Chuyện này để sau hẵng nói đi."
Những kẻ đạo đức giả luôn rất hời hợt với mọi việc. Đó là những kẻ không đáng kết giao bạn bè bởi sẽ không bao giờ đối xử chân thành với bạn. Kẻ đó sẽ luôn tìm cách để lợi dụng, chiếm đoạt lợi ích từ bạn dưới cái mác bạn bè.
Một ví dụ thường thấy là trong cuộc sống, có nhiều người rất hay chia sẻ về một "người anh em tốt" của mình, và hay nghĩ tới đối phương mỗi khi gặp khó khăn.
Sau đó khi người kia có việc cần giúp đỡ, bạn chẳng chút nề hà, bỏ ra cả tiền bạc và công sức không một lời phàn nàn. Vất vả cả buổi đến khi xong việc, những gì bạn nhận được là một câu nhẹ nhàng từ người kia, "Xong việc rồi sao, hôm nào nhất định sẽ mời anh một bữa ngon."
Nhưng cái "hôm nào" đó luôn là một khoảng thời gian xa xôi không xác định.
Ở đời, những câu hứa hẹn như vậy vẫn thường hay xảy ra: “Hẹn hôm nào đó, hôm khác nói chuyện, rảnh thì gặp…”
Nhưng "hôm nào đó" là ngày nào, có chắc chắn xảy ra không?
Lão Tử có câu: "nhân vô tín bất lập, nghiệp vô tín bất hưng", tức là làm người mà không giữ chữ tín thì không thể đứng được ở đời, làm ăn mà không có tín thì không thể phát đạt hưng thịnh.
Thành tín không chỉ là một phẩm hạnh của con người mà còn là một kiểu trách nhiệm. Đó không chỉ là đạo nghĩa mà còn là nguyên tắc là người. Sẩy chân bạn có thể đứng dậy được ngay lập tức nhưng thất tín thất hứa có thể sẽ không bao giờ cứu vãn được.
Một kẻ đạo đức giả khẩu Phật tâm xà, nói lời không giữ lấy lời, thái độ không đủ chân thành, bạn coi hắn như bạn bè, hắn lại coi bạn như đồ ngốc.
Cổ nhân nói rằng: "Hữu sự Chung Vô Diệm, vô sự Hạ Nghênh Xuân" (Có việc tìm Chung Vô Diệm, không việc thì tìm Hạ Nghênh Xuân). Câu nói này ám chỉ hai nữ nhân Chung Vô Diệm và Hạ Nghênh Xuân của Tề Tuyên Vương, một người đẹp nghiêng nước nghiêng thành nhưng lại không có trí tuệ, một người lại vô cùng xấu xí nhưng tài hoa ngất trời. Vì thế, mỗi khi Tề Tuyên Vương có chuyện rắc rối gì sẽ đi tìm Chung Vô Diệm nhờ hỗ trợ, mỗi lúc không có việc gì sẽ đi tìm Hạ Nghênh Xuân để vui đùa thỏa thích.
Câu thành ngữ này ý chỉ khi người khác có việc mới tìm đến mình, không cần thì vứt bỏ một nơi không quan tâm; kết giao với những kẻ như vậy bạn chẳng những phí chân tình mà còn bị lợi dụng.
Vì vậy, người thực sự xứng đáng để bạn kết giao, người ấy sẽ cố gắng hết sức để đối đãi chân thành với bạn như cách bạn cho đi, nói lời giữ chữ tín, đảm bảo rằng mỗi câu nói đều xuất phát từ trái tim.
Còn những kẻ thích dùng giọng điệu trịch thượng, ngôn từ mơ hồ thực ra rất giỏi giả vờ, nội tâm dối trá, rất đạo đức giả. Nếu bạn gặp kẻ đó, xin vui lòng tránh xa càng sớm càng tốt.
Lời ngon tiếng ngọt - "Tùy bạn!"
Trong tuyển tập truyện ngụ ngôn của Ivan Andreyevich Krylov - một nhà văn nhà thơ nổi tiếng của Nga, có câu chuyện "Con quạ và con cáo". Chuyện kể về một con quạ ăn cắp được một miếng pho mát, nó ngậm trong miệng và bay lên cây để ăn. Một con cáo chạy qua đã nhìn thấy điều đó.
Con cáo vốn thích ăn những món ngon, tất nhiên nó sẽ không bỏ lỡ miếng pho mát thơm ngon của con quạ. Nó đứng dưới gốc cây và bắt đầu không tiếc lời khen ngợi quạ rằng "có thân hình vạm vỡ, lông thật đẹp, nếu biết hát thì xứng đáng là vua của các loài chim”.
Quạ nghe những lời tâng bốc như vậy thấy rất sung sướng, và nó ngay lập tức muốn cất tiếng thể hiện giọng hát của mình. Nhưng vừa mới mở miệng, miếng pho mát đa rơi ra. Con cáo ngay lập tức cướp lấy và bỏ chạy.
Đạo lý của câu chuyện ngụ ngôn này rất rõ: qua lời ngon tiếng ngọt của những kẻ xu nịnh, một người sẽ luôn đạt được mục tiêu của mình, nhưng thành công đó vốn là những điều phù phiếm không hề có thật.
Thực tế là ai cũng thích nghe những lời nịnh nọt bùi tai, điều này cũng dễ hiểu thôi, nhưng gặp phải người mù quáng tâng bốc mình thì phải cẩn thận.
Những lời xu nịnh là chót lưỡi đầu môi, nhưng lời khen ngợi mới đến từ trái tim.
Kẻ xu nịnh thích trước mặt làm một đường trong lòng nghĩ một nẻo, sẽ không trực tiếp chỉ ra lỗi lầm của bạn, thậm chí còn tô hồng khuyết điểm của bạn, khiến bạn bị cuốn theo. Làm bạn với kiểu người như vậy, bạn rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn tự ái mà không biết, để rồi mắc sai lầm hết lần này đến lần khác.
Chúng ta thường nói rằng làm người phải biết mình biết ta mới trăm trận trăm thắng. Nếu ai đó khen ngợi bạn, hãy chỉ lắng nghe rồi thôi, đừng nghiêm túc cho là thật. Thái độ khiêm tốn sẽ giúp bạn ngày càng hoàn thiện và thành công cũng đạt được dễ dàng hơn.
Ngụy quân tử còn đáng sợ hơn một kẻ tiểu nhân thực sự.
Trong cuộc đời này, bạn gặp nhiều loại người nào thì bạn sẽ dễ trở thành người như vậy. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Kết giao với một người có nhân phẩm tốt đẹp thì sẽ có lợi cả đời; kết giao với kẻ xấu thì rất dễ bị lừa gạt, tính toán, thậm chí bị tổn thương.
Những người đáng tin cậy nói lời nào chắc lời đó, thái độ làm người làm việc rõ ràng, luôn giữ chữ tín; trong khi đó những kẻ đạo đức giả thì thường nói một cách chân thành hơn, mọi thứ đều được giải thích, mọi thứ đều được giải quyết và mọi thứ đều được lặp lại; trong khi những người đạo đức giả thường nói những lời có suy tính trước, tuy nói lời ngon tiếng ngọt nhưng không có mấy phần thật tâm.
Vì vậy, bất kể bạn có kết giao với ai, đừng nhìn vào những gì đối phương nói, mà hãy nhìn vào những gì anh ta làm. Lời hứa dù ấn tượng đến đâu, nếu không thực hiện thì chỉ là những lời nói suông lừa dối.
Người xưa có câu: Nói thì nghe tiếng, chiêng trống thì nghe âm. Hãy ghi nhớ 3 câu cửa miệng của kẻ đạo đức giả bên trên để có thẻ nhìn người chuẩn xác, tránh kết giao lầm với tiểu nhân bạn nhé.