Người xưa dạy im lặng đúng lúc là vàng: Không hứa khi vui, không nói khi giận, không than khi buồn. Vì sao?

19:28, Thứ hai 12/08/2024

( PHUNUTODAY ) - Lời nói có giá trị giúp cải vận cuộc đời, lời nói sai có thể gây tai họa và khiến bạn lao đao thế nên có những lúc im lặng mới là vàng.

Con người dùng lời nói để giao tiếp, để thể hiện bản thân, để giải tỏa nỗi lòng. Vì thế trong nhiều tình huống có tâm sự, cảm xúc đi lên hoặc đi xuống, người ta thường dùng lời nói để giải tỏa. Nhưng có những lúc càng muốn nói càng phải kìm chế, kìm chế được sẽ thành bậc trí nhân, không kìm chế được thì thành kẻ tầm thường. 

Bởi thế có 3 hoàn cảnh này, rất nhiều người muốn được nói nhưng người xưa dặn tốt nhất không nói.

Không hứa khi đang vui

Lúc vui cảm xúc đi lên, mà cảm xúc lên cao thì trí thông minh đi xuống. Do đó hứa khi ấy dễ rơi vào hứa suông, lời hứa có thực hiện. Lời hứa rất quan trọng để đánh giá nhân phẩm một người, hứa mà không làm được thì mất uy tín, mà hứa khi vui thường là lời hứa mạnh bạo khó thành lắm. Lúc vui này lý trí khó kiểm soát được nên nhiều người hay hứa, phải học cách không hứa lúc này, dù khó nhưng đó mới là tu rèn. 

Đang vui cảm xúc lên cao trào thì đừng hứa

Đang vui cảm xúc lên cao trào thì đừng hứa

Tốt nhất  lúc này là hãy im lặng mỉm cười khi ai đó muốn mình hứa, hãy giữ lại cho mình để lúc bình tĩnh, trạng thái bình ổn hãy xem xét và hãy hứa. Lúc bình tĩnh, cảm xúc cân bằng là lúc bạn sẽ biết mình có khả năng thực hiện không. Hãy nhớ hứa một lần không thực hiện được, cả đời người ta nhớ bạn từng thất hưa, cả đời bạn chưa chắc xóa được vết nhơ" đó. Trong đời người đôi khi chỉ cần 1 lần bất tín thì vạn lần bất tin và điều đó có thể theo bạn mãi về sau. 

Không nói khi đang giận

Lúc giận cũng là lúc cảm xúc không cân bằng nên lý trí bị giảm đi nhiều. Những lời nói lúc này đều là mất khôn. Thế nên nói khi giận dễ khiến bạn trở nên dại dột, làm tổn thương mối quan hệ. Hoặc khi người khác đang giận thì họ sẽ nói lời khó nghe thì ta cũng nên né đi tránh tranh luận lại với họ để giữ lại cho nhau một cảm xúc tốt đẹp.

Nóng giận dễ nói lời ngu xuẩn

Nóng giận dễ nói lời ngu xuẩn

Do đó người xưa dặn con cháu không nói khi mình đang giận, không nói với người đang giận là thế. Im lặng được lúc đó là giúp bạn cứu nguy cả về sau. Bởi nói rồi khó thu lại. Lời nói dại có thể ghim vào lòng người nghe, dù là tha thứ nhưng không thể xóa đi vết rạn nứt đã xảy ra. 

Cuộc sống này xây dựng thì khó, phá thì dễ. Thế nên chỉ cần nói lời khi giận là rất dễ phá bỏ mọi thứ ta từng nhiều công xây dựng.

Lúc tức giận ai cũng có nhu cầu xả ra, không bằng tay chân thì bằng lời nói. Bằng tay chân rất nguy, bằng lời nói cũng nguy không kém. Thế nên lúc này tốt nhất nên tìm cách tránh đi, nên ngồi một mình cho dịu lại và có thể nói một mình, để không ai nghe thấy ngoài chính mình.

Than thở khi buồn thì nỗi buồn có khi lớn hơn

Than thở khi buồn thì nỗi buồn có khi lớn hơn

Không than khi buồn

Buồn phiền khiến người ta muốn xả ra. Người thì dùng chất kích thích giết đi cảm xúc buồn, người dùng lời nói để nói ra những ấm ức, u uất dồn nén. Nhưng sự thực là sự than thở của bạn chưa chắc đã giúp bạn giải tỏa mà còn làm không khí tiêu cực bủa vây. Nói ra đôi khi lại khiến nỗi đau loang rộng hơn, thậm chí người nghe không cảm thông còn trách bạn hoặc mang câu chuyện đi kể khắp nơi.

Người trí tuệ dùng sự im lặng giúp tiêu hóa vết thương, giúp chữa lành. Càng than thở vết thương càng há miệng, đôi khi người nghe còn mang đi kể qua nhiều người, tam sao thất bản làm cho nỗi muộn phiền đó trở nên kinh khủng hơn. Trong đời người, mỗi người có trải nghiệm góc nhìn khác nhau nên sự buồn lòng của bạn chưa chắc tìm được sự đồng cảm từ người khác. 

Hơn nữa nỗi muộn phiền khi than thở giống như ném viên đá vào nước, chắc chắn sẽ tạo ra những đợt sóng loang rộng hơn. Do đó không than thở kể khổ kể nghèo, chỉ trích người khác thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.

Lời nói có thể làm nên cuộc đời bạn, tạo ra vận mệnh. Do đó đặc biệt chú ý lời ăn tiếng nói nhất là vào 3 lúc trên.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: An Nhiên