Để có một cuộc sống không phiền muộn và tránh xa rắc rối và tránh mang tai tiếng thì con người cần có những nguyên tắc sống nhất định. Trên thực tế lơi nói có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc đời chúng ta. Người xưa bảo họa từ miệng ra. Thế nên đôi khi vì lời nói không khôn mà gây ra hệ lụy lớn. Bởi vậy người xưa đã dặn:Không hứa khi vui, không nói khi giận không than khi buồn.
1. Không hứa khi vui vì sao?
Lời hứa rất quan trọng trong mối quan hệ và việc thực hiện lời hứa khiến người ta đánh giá về bạn. Một lần bất tín vạn lần bất tin nên hứa thì phải làm được, không làm được mà hứa thì chỉ một lần cũng khiến bạn mất điểm trong mắt người khác. Thế nên khi hứa phải suy nghĩ càng chín chắn không thể hứa bừa theo cảm xúc, không thể hứa tùy tiện cho xong.

Bởi vậy không hứa khi vui là để tránh việc hứa rồi không thực hiện được. Khi vui thì chúng ta thường dễ bốc đồng. Người ta nói cảm xúc đi lên thì trí thông minh đi xuống nên đang trong lúc vui chúng ta có thể thiếu lý trí, sẽ đưa ra những lời hứa mà chưa suy xét kỹ mọi mặt và tính khả thi của vấn đề. Điều đó có thể dẫn tới việc tự làm khó cho bản thân mình sau này, thực hiện lời hứa thì khó không thực hiện thì mất uy tín. Bởi thế không hứa khi vui để tránh rơi vào các sai lầm:
- Lúc cảm xúc thăng hoa, lý trí thường bị lu mờ nên lời hứa sẽ khó thành hiện thực
- Uy tín mất đi khó cứu vãn chỉ vì một lần thất hứa, người khác có thể ghi nhớ mãi.
Do đó trong cuộc chuyện vui hãy mỉm cười và nhận lời suy nghĩ thấu đáo rồi đưa ra quyết định.
2. Vì sao không nên nói khi đang giận?
Người ta bảo khi giận thì mất khôn thế mà lại nói lúc giận thì dễ buông lời mất khôn. Lời nói đã nói ra khó rút lại nên lời nói trong lúc nóng giận có thể khiến bạn và người khác cùng tổn thương, tạo ra nghi kỵ, khoảng cách trong mối quan hệ. Một lời nói buông ra lúc đang giận có thể gây ra vết rạn nứt mãi không lành trong mối quan hệ đôi bên. Khi giận chúng ta có xu hướng nói những lời đay nghiến, chỉ trích. Điều đó có thể khiến người khác "ghim trong lòng" và khó có thể quên và khiến bạn trở nên "xấu xí" hơn nhiều.

Bởi vậy lời nói trong khi đang giận sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng khó vãn hồi. Thế nên tốt nhất khi nóng giận hãy "tách" nhau ra để một khoảng lặng cho tới khi bình tĩnh hay nói chuyện lại với nhau.
Nói khi đang nóng giận dễ làm tăng thêm sự phản kháng của đối phương và không mang lại kết quả tốt đẹp cho mối quan hệ.
3. Không than khi buồn, vì sao?
Chúng ta có xu hướng than vãn khi gặp chuyện buồn phiền khó khăn, để mong được giải tỏa nỗi lòng. Nhưng thực tế việc chúng ta than thở đôi khi không làm cho vấn đề được giải quyết mà còn gây phức tạp chồng chất.
Khi đang buồn tâm trạng sẽ có chiều hướng suy diễn theo hướng tiêu cực. Do đó càng than thở càng khiến cho câu chuyện buồn phiền hơn. Hơn nữa việc than thở thở khi đang buồn còn có thể khiến cho tâm trạng bạn thêm mệt mỏi. Một số người nghe có thể cảm thấy mệt theo và tìm cách tránh né hoặc họ mang câu chuyện của bạn đi kể với người khác, góp phần tăng thêm rắc rối cho câu chuyện. Hơn nữa than thở còn khiến cho cuộc sống của bạn trở nên u ám trong mắt người khác, và từ đó họ có thể mặc định cuộc sống của bạn rất tệ.
Tóm lại người xưa đã đúc kết thì không sai nhưng không phải ai cũng nhanh chóng áp dụng được. Thực hiện được 3 điều này chính là trí tuệ của người khôn ngoan. Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn, an toàn hơn và bớt rắc rối khi tu rèn được những điều này.