Người xưa nhắc mãi: "Xây nhà hứng lệ 3 năm khóc hai lần", không nghe bảo sao đen đủi mãi

( PHUNUTODAY ) - Cổ nhân có rất nhiều câu nói về kinh nghiệm xây nhà cửa, ví như có câu nói "Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc hai lần". Ý nghĩa thâm sâu của câu nói này nghĩa là gì?

Từ xa xưa đến nay, người Việt rấ coi trọng chuyện phong thủy nhà ở, dù là địa hình hay hình dáng ngôi nhà đều phải lựa chọn rất kỹ càng. Thời nay, phần lớn chọn mua nhà cao tầng hoặc nhà chung cư đã xây dựng sẵn, chỉ dọn đến ở. Tuy nhiên, vẫn khá nhiều người thích tự tay xây dựng, thiết kế ngôi nhà theo ý muốn bản thân. Về kinh nghiệm xây nhà cửa, ông cha ta có câu nói "Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc hai lần". Ý nghĩa thâm sâu của câu nói này nghĩa là gì?

104361A7-2875-494E-B10C-BCEA7F6A6C0E

1. Nhà hứng lệ là nhà gì?

Người xưa làm nhà cần phải nghiên cứu rất nhiều thứ, không chỉ cần chuẩn bị nguyên vật liệu, tìm địa điểm tốt mà còn phải xem cả phong thủy bát trạch. Bởi đối với họ, ngôi nhà chuẩn bị xây cất nên đó không chỉ sống cho thế hệ họ, mà còn là nơi đại gia đình có thể sống qua nhiều thế hệ từ nay về sau, là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm cho đại gia đình.

Vào thời cổ đại, không có nhà nhiều tầng, và các ngôi nhà/gian phòng được chia ra riêng rẽ và bao quanh nhà chính. Nhà chính thường rộng hơn, là nơi dành cho người lớn tuổi nhất trong nhà sinh sống.

Các ngôi nhà nhỏ ngay sát cạnh, thấp hơn và lợp bằng ngói xếp chồng lên nhau được người ít tuổi hơn trong gia đình sử dụng gọi là nhà hứng lệ. Sở dĩ gọi là vậy vì khi trời mưa, nước mưa từ mái của những căn nhà chính sẽ rơi xuống những căn nhỏ hơn. Nhìn từ xa trông giống như những giọt nước mắt đang rơi nên người xưa gọi là nhà hứng lệ.

703E49F7-B489-4512-B509-8943C0FEC0DB

2. Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc 2 lần

Người xưa rất tin vào phong thủy và sức mạnh siêu hình, họ tin rằng mưa thực sự là một điều may mắn, có thể gột sạch những thứ ô uế, xui xẻo. Và việc nước mưa vừa rơi xuống, liền thấm xuống đất mới có ý nghĩa phong thủy tốt: Điều đó có nghĩa là những điều xui xẻo và ô uế của nhà họ mới bị cuốn trôi.

Ngoài hiểu biết về khía cạnh phong thủy, chúng ta cũng có thể hiểu từ các khía cạnh khác, thực tế hơn. Do thời xưa chưa có xi măng nên người ta thường xây nhà bằng cỏ và tro củi trộn với một ít đất nên những ngôi nhà này tương đối không an toàn. Nếu thời tiết tốt, ngôi nhà có thể sinh sống bình thường. Nhưng nếu có mưa lớn, mưa lâu ngày sẽ khiến ngôi nhà làm bằng bùn có thể không chống chọi được với những cơn mưa bão dai dẳng này

Qua câu nói, người xưa ý chỉ khuyên người ta không nên xây nhà hứng lệ. Trong trường hợp muốn xây thì phải tuân thủ những nguyên tắc phong thủy để phần nào tránh những điều xui xẻo cho gia chủ.

Cách hóa giải một phần đó là xây nhà hứng lệ cách nhà chính một khoảng cách phù hợp để không hứng trọn nước mưa từ mái nhà chính đổ xuống. Cũng như thay đổi vật liệu xây

nhà cho chắc chắn hơn, tránh được thời tiết khắc nghiệt. Nếu không, nhà hứng lệ sẽ sập 2 đến 3 lần khiến gia chủ vất vả, đau khổ gây dựng lại từ đầu.

3. Nhà hứng lệ ảnh hưởng đến sức khoẻ người ở

Nhà hứng lệ thường thấp hơn và nhỏ hơn nhà chính nên lượng ánh sáng Mặt trời chiếu vào nhà hứng lệ không nhiều bằng nhà chính. Việc sống trong một ngôi nhà tương đối u ám sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của người ở.

Không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, một ngôi nhà thiếu ánh nắng Mặt trời và thiếu khí có thể sinh bệnh cho người ở. Bệnh tật là một trong những điều xui xẻo mà không ai muốn, từ đó có thể khiến gia chủ khổ sở liên tục.

Empty


Cụm từ '3 năm khóc 2 lần' cũng chỉ mang tính tương đối. Nếu một hộ gia đình có nhà hứng lệ, nếu không đảm bảo được các nguyên tắc phong thủy, khoảng cách, ánh sáng thì họ sẽ gặp phải nhiều điều xui xẻo, đau buồn liên tiếp, có khi khóc nhiều hơn 2 lần trong ba năm.

Ngày nay, lời dạy "Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc hai lần" có lẽ ít người biết đến vì vật liệu xây dựng bây giờ chắc chắn hơn. Tuy nhiên, xét về yếu tố ánh sáng và không khí thoáng cho một ngôi nhà thì lời dạy này vẫn còn nguyên giá trị.

Theo:  xevathethao.vn copy link