1. Vỡ tử cung tự nhiên: (nguyên nhân về phía mẹ)
Rơi vào những trường hợp dưới đây, mẹ có thể bị vỡ tử cung tự phát:
- Đẻ khó do khung chậu.
- Có sẹo mổ cũ ở tử cung.
- Sản phụ đẻ nhiều lần, có tiền sử sinh đa thai nên cơ tử cung nhão, mỏng, dễ vỡ.
- Sản phụ nhiều lần phải nạo phá thai.
- Đẻ khó do các khối u tiền đạo.
2. Nguyên nhân về phía thai
Thai nhi cũng có thể là nguyên nhân gây ra vỡ tử cung. Các trường hợp thai dưới đây có thể khiến nguy cơ vỡ tử cung của mẹ tăng lên:
- Thai to toàn bộ: trọng lượng thai trên 4000g (bất tương xứng giữa thai và khung chậu)
- Thai to từng phần như não úng thủy.- Do ngôi và kiểu thế bất thường.- Đa thai: do các thai vướng nhau hoặc dị dạng.
3. Vỡ tử cung do can thiệp bởi các thủ thuật sản khoa
Các thủ thuật thực hiện không đúng chỉ định, chưa đủ điều kiện hoặc không đúng kỹ thuật; sử dụng thuốc tăng co không chính xác (chỉ định, liều lượng) và theo dõi không cẩn thận cũng có thể gây ra vỡ tử cung.
Dấu hiệu dọa vỡ tử cung:
– Cơn co tử cung cường tính.
– Tử cung biến dạng, hình thắt bầu eo: Xuất hiện vòng băng giữa đoạn dưới tử cung và thân tử cung. Vòng băng này dâng lên cao từ từ, từ trên vệ đến ngang rốn, khi đến rốn thì có thể vỡ tử cung.
– Hai dây chằng tròn căng như hai sợi dây đàn.
– Thăm khám âm đạo : Phát hiện được những duyên do gây đẻ khó dẫn đến dọa vỡ tử cung.
Để phòng tránh vỡ tử cung, bác sĩ tư vấn thai phụ cần có kế hoạch theo dõi thai sản định kỳ như bác sĩ khuyến cáo. Các trường hợp mang thai sau mổ con đầu lòng chưa đầy 2 năm cần được quản lý chặt, siêu âm hình ảnh để chẩn đoán những bất thường của tử cung. Những người có chiều cao tử cung = 34 cm không nên sinh con ở các trạm y tế xã, phải tìm đến cơ sở chuyên khoa hiện đại hơn.