Nguyên nhân không ngờ gây viêm mũi dị ứng

( PHUNUTODAY ) - Bệnh viêm mũi dị ứng có thể là hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, hoặc theo vùng miền…

Chị Nguyễn Tuyết Thi ở Vạn Phúc, Hà Nội luôn mệt mỏi mỗi khi thời tiết chuyển mùa vì viêm mũi dị ứng. Tới gặp bác sĩ chị kể dù ngày hay đêm nước mũi chảy đầm đìa, mỗi lần hắt hơi là chị rát cổ, nước mũi chảy. Dù chị Thi đã sử dụng thuốc co mạch trị viêm mũi dẫn đến mất cả khứu giác mà bệnh vẫn không đỡ.

Khi được bác sĩ tư vấn chị cần chuyển chỗ ở vì có thể do chị dị ứng với tác nhân xung quanh và do cơ địa của từng người.

viem

Chị Đặng Hà ở Xuân Đỉnh Hà Nội cũng cho biết vì viêm mũi dị ứng mà cả gia đình chị rất khổ sở. Bởi chị và 2 đứa con cứ đến giao mùa là bị viêm mũi dị ứng rất khó chịu. Ban đầu là những cơn hắt hơi vào buổi sáng rồi kéo dài cả tháng, mũi nghẹt đặc, dịch mũi màu vàng hôi rất khó chịu.

Khi mới bị chị Hà nghĩ mình bị xoang nhưng khi kiểm tra sức khỏe thì chỉ là viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên,bệnh lai rai lâu khỏi. Khổ nhất là con chị, đi học phải mang theo hộp khăn giấy, bị bạn bè xung quanh tránh xa. Có lần, cô giáo còn gọi điện cho chị vì sợ cháu bị cúm lây cho bạn bè chị Hải phải đưa xét nghiệm cúm của con cô mới tin.

Chia sẻ về bệnh này, PGS TS Nguyễn Thị Hoài An cho biết, thời tiết này số bệnh nhân đến viện kiểm tra các bệnh lý tai mũi họng ngày càng tăng.

Trong số đó có nhiều bệnh nhân đến viện khi đã gặp biến chứng của bệnh do không chẩn đoán sớm được triệu chứng ban đầu.

Theo PGS An thì căn bệnh viêm mũi dị ứng hết sức phổ biến nhất trong thời tiết này. Khi mới khởi phát, người bị viêm mũi dị ứng có thể cảm thấy ngứa ở mũi, họng, mắt hay ống tai. Tiếp theo sẽ là những cơn hắt hơi, kèm theo là ngạt mũi và chảy mũi dịch trong. 

Bệnh viêm mũi dị ứng không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như công việc của bệnh nhân.

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng phổ biến như: nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mắt. Theo PGS An khi bị viêm mũi dị ứng do thời tiết như hiện nay chỉ điều trị tạm thời và hầu như không thể dứt điểm. Mặt khác, triệu chứng dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác nên nhiều người tự mua thuốc về uống. Đây là sai lầm hại sức khỏe vì khi bị viêm mũi dị ứng bác sĩ sẽ điều trị thuốc khác chứ không phải là kháng sinh như mọi người vẫn nghĩ.

Đặc biệt, PGS An cho biết hiện có rất nhiều người lạm dụng các thuốc xịt mũi làm co mạch. Thuốc co mạch được dùng trong những trường hợp nghẹt mũi do các bệnh lý cấp tính trong các bệnh lý cảm, viêm đường hô hấp trên do siêu vi, viêm mũi xoang cấp.

Khi sử dụng thuốc co mạch thì không nên sử dụng quá 5 ngày. Nếu sau 5 ngày vẫn còn nghẹt mũi, nên đi khám bác sĩ để có cách điều trị thích hợp. Tuyệt đối không nên tiếp tục sử dụng thuốc co mạch kéo dài.

Theo chia sẻ của PGS An cho biết hiện nay môi trường sống của chúng ta, chất gây dị ứng trong không khí tương đối nhiều. Để phòng viêm mũi dị ứng cách tốt nhất là tránh những tác nhân gây bệnh này.

Một số cách phòng ngừa bệnh viêm mũi lúc giao mùa:

- Luôn luôn giữ ấm là điều rất quan trọng trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi khi trời lạnh.

- Dùng khẩu trang hoạt tính khi đi ra ngoài đường không những giữ ấm được mũi mà còn hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn.

- Làm ấm vùng mũi mỗi khi tỉnh dậy vào buổi sáng bằng cách dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng.

- Không tắm nước lạnh mà cần tắm nước nóng, tắm nhanh trong buồng kín gió, lau thân mình và đầu, mặt, cổ thật khô và mặc quần áo ngay.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link