Chuyện kể về một chàng thanh niên đi phỏng vấn, trong lúc đang đợi tới lượt mình thì đột nhiên nghe tiếng một người đàn ông trung niên bước đến nắm tay nói: “Cuối cùng tôi cùng tìm được cậu rồi, thật sự rất cảm ơn cậu lần trước đã cứu con gái tôi ngã xuống hồ”.
Chàng trai nghe nói vậy liền nói: “Chắc ông nhận nhầm người rồi, không phải tôi”.
Vị trung niên lại tiếp tục khẳng định: “Chính là cậu, chắc chắn là cậu, tôi không thể nhận nhầm được”.
Lúc này chàng trai chỉ còn cách giải thích chi tiết: “Thực tình không phải tôi, công viên mà ông nói tôi còn chưa một lần ghé qua”.
Vị trung niên nghe nói vậy buông tay chàng trai ra rồi buồn bã nói: “Lẽ nào tôi nhận nhầm rồi sao?”.
Mấy hôm này chàng trai nhận được giấy báo trúng tuyển, khi đến làm việc, tình cờ gặp lại vị trung niên hôm trước mới bước đến chào hỏi: “Xin hỏi, ông đã tìm được ân nhân cứu con gái mình chưa?”. Vị trung niên đáp: “Vẫn chưa, tôi vẫn chưa tìm được”.
Chàng trai đem câu chuyện này kể với các đồng nghiệp, mọi người nghe xong đều nhìn nhau cười: “Đó là chủ tịch của tập đoàn chúng ta đó, câu chuyện con gái ông ngã xuống nước ông đã kể rất nhiều lần rồi, thực tế ông không có cô con gái nào hết cả”.
Chàng trai nghe xong thật không thể tin nổi, việc này là sao? Các đồng nghiệp mới giải thích: “Thực ra đây chỉ là một cách khảo nghiệm nhân phẩm ứng viên của chủ tịch chúng ta mà thôi. Ông từng nói, làm người nhân phẩm còn quan trọng hơn tài năng, người không có nhân phẩm thì nói gì cũng vô dụng, làm gì cũng vô nghĩa”.
Nhân phẩm là học lực tốt nhất
Nhà báo, MC nổi tiếng Bạch Nham Thông từng nói: “Nhân phẩm là học vị cao nhất, đức và tài hợp nhất mới là trí tuệ chân chính, nhân tài chân chính”.
Bất luận chế độ quản lý của một doanh nghiệp có nghiêm ngặt cỡ nào, một khi đã sử dụng những người có tì vết về đạo đức, họ cũng vẫn sẽ giống như một quả bom nổ chậm trong tổ chức, có thể nổ tung bất cứ lúc nào.
Thử nghĩ mà xem, trong một doanh nghiệp, có người ngày nào cũng động não đục khoét công ty, con người đó dùng được không? Lại thử nghĩ, một người rất có năng lực nhưng nhân phẩm có vấn đề, liệu năng lực tốt có thể tạo nên tác dụng lớn hay không?
Franklin D. Roosevelt – Tổng thống thứ 32 của nước Mỹ từng nói: “Có học vấn nhưng không có phẩm đức, đó là một kẻ hiểm ác; có đạo đức nhưng không học vấn, đó là một người hèn mọn”.
Cổ nhân cũng nói rằng: “Người có đức là vua, người có tài là nô bộc”.
Thế mới thấy, nhân phẩm quan trọng thế nào. Ở đời có thể không có học vị nhưng không thể không có học vấn và càng không thể không có nhân phẩm.
“Người có đức là vương của mọi tài hoa, còn người có tài không đức chỉ có thể làm nô tài cho bậc nhân đức”
Con người sống ở đời có thể không có học vấn tri thức xã hội nhưng không thể không có đức, không thể không có nhân phẩm.
Đạo đức và trí tuệ của một người có thể dung hòa với nhau chính là cảnh giới cao nhất của trí huệ. Một người có đức và tài cân xứng tương đồng mới thực sự là người thực tài chân chính, người có phẩm chất càng cao, tâm hồn càng thiện lương thì thực lực càng mạnh.
Một đơn vị, một tổ chức dù có chế độ quản lý nghiêm ngặt cỡ nào, nhưng nếu như không có được sự ước chế của đạo đức thì bất khi nào cũng có thể đổ vỡ. Thử nghĩ, nếu như trong một doanh nghiệp, có một người không có đạo đức ước chế nên ngày ngày toan tính tìm cơ hội kiếm lợi riêng cho mình. Giả sử người này lại là người có năng lực nữa, khi họ có dã tâm chiếm lợi thì sẽ thế nào? Nó cũng giống như quả bom nổ chậm, bất cứ khi nào cũng có thể phát nổ, mà người càng có năng lực thì khả năng sát thương càng lớn.
Làm người có năng lực mà không có đạo đức thì cũng tương đồng với một kẻ ác, người đời coi khinh, khó bề tồn tại. Còn dẫu một người không có tài mà có đức thì vẫn có được sự kính trọng của mọi người, sớm muộn cũng sẽ thành công. Nên có câu: “Người có đức là vương của mọi tài hoa, còn người có tài không đức chỉ có thể làm nô tài cho bậc nhân đức”.