Theo bệnh án ghi lại tại Viện sốt rét và Ký sinh trùng Trung ương: Bệnh nhân Trần Thị S, 25 tuổi; nghề nghiệp buôn bán; Nơi ở: Huyện Sêlen, tỉnh Chămpasăc, Lào. Bệnh nhân đã vào bệnh viện khám với lý do thường xuyên ho ra máu màu đỏ thẩm.
Trước khi nhập viện 5 tháng, bệnh nhân khạc ra máu đột ngột, máu bầm tím. Ngoài ra người mệt mỏi, sốt nhẹ, đau tức ngực trái. Bệnh nhân có điều trị tại Bệnh viện ở Thái Lan 2 đợt; chưa tìm ra nguyên nhân, điều trị không kết quả, bệnh không thuyên giảm. Tìm hiểu thói quen của bệnh nhân, bệnh nhân thường ăn mắm cua, mắm cáy, uống nước khe suối.
Nhập viện vì sán tràn ngập trong phổi. |
Khám bệnh nhân, bác sĩ nhận thấy, bà S tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Bệnh nhân không sốt, mạch và huyết áp bình thường; Gầy, da niêm mạc bình thường, không sờ thấy hạch ngoại vi. Phản xạ gân xương bình thường.
Lồng ngực cân đối, ấn đau khoảng liên sườn 4-5 bên trái, thỉnh thoảng khạc ra máu đỏ thẫm. Đáy phổi trái rì rào phế nang giảm, rung thanh giảm, gõ đục. Khi làm các xét nghiệm, các bác sĩ giật mình vì dịch màng phổi trái của bệnh nhân đặc quánh, màu cà phê sữa, soi tươi dưới kính hiển vi 10x40 có trứng sán lá phổi.
Theo số liệu của Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và côn trùng - dựa trên cơ sở cuộc điều tra nhiều năm - sán lá phổi (Paragonimus westermani) hiện ở nước ta có khoảng 5.000 người mắc phải và số bệnh nhân tập trung ở miền núi phía Bắc. Bệnh gây chứng ho, ho ra máu lẫn đàm có màu rỉ sắt và nhiều trường hợp đã được chẩn đoán nhầm là lao phổi, nên dù điều trị lao thời gian dài bệnh vẫn không khỏi. Đã có bệnh nhân quá bi quan nên tự tử...
Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương từng tiếp nhận bé B.X.H 5 tuổi, sống ở Sìn Hồ, Lai Châu. Năm bé 3 tuổi, bố chết vì ho ra máu từng đợt, kéo dài nhiều năm nhưng không rõ nguyên nhân. Sau đó gia đình chuyển về Thái Bình.
Bé B.X.H bắt đầu ho từng đợt năm 1 tuổi, được chẩn đoán và điều trị viêm phế quản, ho gà nhiều lần không đỡ. Sau đó, cháu ho ra máu từng đợt - máu tươi, lẫn đờm rỉ sắt, được điều trị lao 6 tháng tại BV Thái Bình không đỡ. 4 tuổi, cháu bị sốt, co giật, hôn mê, được chẩn đoán là lao màng não, được đưa về nhà mà không điều trị thuốc lao, chỉ điều trị triệu chứng, bệnh nhân khỏi hôn mê với di chứng liệt nửa người trái. Từ đó vẫn ho ra đờm rỉ sắt từng đợt.
Theo bệnh án ghi lại tại Viện sốt rét và Ký sinh trùng Trung ương: Bệnh nhân Trần Thị S, 25 tuổi; nghề nghiệp buôn bán; Nơi ở: Huyện Sêlen, tỉnh Chămpasăc, Lào. Bệnh nhân đã vào bệnh viện khám với lý do thường xuyên ho ra máu màu đỏ thẩm.
Trước khi nhập viện 5 tháng, bệnh nhân khạc ra máu đột ngột, máu bầm tím. Ngoài ra người mệt mỏi, sốt nhẹ, đau tức ngực trái. Bệnh nhân có điều trị tại Bệnh viện ở Thái Lan 2 đợt; chưa tìm ra nguyên nhân, điều trị không kết quả, bệnh không thuyên giảm. Tìm hiểu thói quen của bệnh nhân, bệnh nhân thường ăn mắm cua, mắm cáy, uống nước khe suối.
Khám bệnh nhân, bác sĩ nhận thấy, bà S tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Bệnh nhân không sốt, mạch và huyết áp bình thường; Gầy, da niêm mạc bình thường, không sờ thấy hạch ngoại vi. Phản xạ gân xương bình thường.
Lồng ngực cân đối, ấn đau khoảng liên sườn 4-5 bên trái, thỉnh thoảng khạc ra máu đỏ thẫm. Đáy phổi trái rì rào phế nang giảm, rung thanh giảm, gõ đục. Khi làm các xét nghiệm, các bác sĩ giật mình vì dịch màng phổi trái của bệnh nhân đặc quánh, màu cà phê sữa, soi tươi dưới kính hiển vi 10x40 có trứng sán lá phổi.
Theo số liệu của Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và côn trùng - dựa trên cơ sở cuộc điều tra nhiều năm - sán lá phổi (Paragonimus westermani) hiện ở nước ta có khoảng 5.000 người mắc phải và số bệnh nhân tập trung ở miền núi phía Bắc. Bệnh gây chứng ho, ho ra máu lẫn đàm có màu rỉ sắt và nhiều trường hợp đã được chẩn đoán nhầm là lao phổi, nên dù điều trị lao thời gian dài bệnh vẫn không khỏi. Đã có bệnh nhân quá bi quan nên tự tử...
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà chia sẻ về bệnh sán lá phổi. |
Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương từng tiếp nhận bé B.X.H 5 tuổi, sống ở Sìn Hồ, Lai Châu. Năm bé 3 tuổi, bố chết vì ho ra máu từng đợt, kéo dài nhiều năm nhưng không rõ nguyên nhân. Sau đó gia đình chuyển về Thái Bình.
Ở Việt Nam sán phổi đã trở thành ổ dịch ở Sìn Hồ, Lai Châu và đến nay dịch tễ học cho biết bệnh tồn tại ở khu vực miền núi phía bắc và các vùng núi khác. Sán lá phổi là một bệnh mà con người và nhiều loài động vật khác như chó, mèo, lợn, hổ, báo, chó sói, cáo, chồn, chuột... có thể bị nhiễm. Người có thể bị nhiễm sán lá phổi và tuổi thọ của sán ký sinh trong người kéo dài từ 6 - 16 năm.
Sán trưởng thành đẻ trứng ở những phế quản, trứng sán được tống xuất ra ngoài theo đờm do bệnh nhân khạc nhổ ra môi trường xung quanh và tiếp tục phát triển ở các vật chủ trung gian truyền bệnh là ốc, cua, tôm. Trứng sán sau một thời gian ở dưới nước sẽ phát triển thành ấu trùng lông.
Ấu trùng lông sau khi ra khỏi trứng tìm đến những loại ốc để ký sinh. Sau khi xâm nhập vào ốc, ấu trùng lông phát triển thành bào ấu rồi trở thành những ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi có một bộ phận nhọn ở phía đầu và có thể bơi trong nước để tìm đến ký sinh ở những loại cua và tôm nước ngọt là vật chủ trung gian thứ hai của sán lá phổi.
Ở cua, tôm, ấu trùng sán lá phổi ký sinh dưới dạng nang trùng ở cơ ngực. Sau thời gian từ 45-54 ngày xâm nhập vào cua, tôm, nang trùng có thể có khả năng gây nhiễm bệnh cho con người. Nếu người ăn phải cua, tôm nướng, chưa được nấu chín, có nang trùng sán lá phổi, nang trùng sán lá phổi sẽ tới ruột non, chui qua ống tiêu hóa tới xoang bụng, ở lại xoang bụng khoảng 30 ngày và sau đó đi xuyên qua màng phổi từng đôi một, phát triển lớn lên thành sán trưởng thành ký sinh ở phổi. Nếu sán ký sinh ở não, bệnh nhân thường có những cơn động kinh.
Bé B.X.H bắt đầu ho từng đợt năm 1 tuổi, được chẩn đoán và điều trị viêm phế quản, ho gà nhiều lần không đỡ. Sau đó, cháu ho ra máu từng đợt - máu tươi, lẫn đờm rỉ sắt, được điều trị lao 6 tháng tại BV Thái Bình không đỡ. 4 tuổi, cháu bị sốt, co giật, hôn mê, được chẩn đoán là lao màng não, được đưa về nhà mà không điều trị thuốc lao, chỉ điều trị triệu chứng, bệnh nhân khỏi hôn mê với di chứng liệt nửa người trái. Từ đó vẫn ho ra đờm rỉ sắt từng đợt.