(Ảnh nóng) - Tokyo đang lên kế hoạch chuyển các tàu tuần tra có trị giá 11 triệu USD mỗi chiếc cho Manila, tập trận với Mỹ trong dịp Tết Quý tỵ, Scotland có thể phải xin gia nhập lại LHQ, EU là những thông tin đáng chú ý trong ngày hôm nay (11/2).
Tờ nhật báo kinh doanh Nikkei ngày 11/2 đưa tin chính phủ Nhật Bản dự kiến tài trợ cho thoả thuận trên bằng ngân sách tài khoá 2013 bắt đầu từ tháng 4 này và hi vọng sẽ chính thức ký kết thoả thuận vào đầu năm tới. Nhật Bản sẽ cung cấp cho Philippines các tàu tuần tra mới đóng, trị giá trên 1 tỷ yên mỗi chiếc (khoảng 11 triệu USD), tờ báo cho biết, nhưng không tiết lộ con số cụ thể. Tàu Nhật Bản phun nước vào tàu Đài Loan gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng trước. |
Tờ Nikkei cho biết thêm, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng có kế hoạch huấn luyện cho lực lượng Philippines trong nỗ lực nhằm thúc đẩy sự hợp tác an ninh với khu vực Đông Nam Á. Trong dự thảo ngân sách cho tài khoá 2013, 2,5 tỷ yên sẽ được dành cho kế hoạch đó. Tàu của lực lượng tuần duyên Nhật Bản. Ảnh minh họa: Houseofjapan |
Trong khi đó, Truyền thông Đài Loan ngày 10/2 đưa tin, Nhật Bản và Mỹ đã điều động lực lượng đến tập trận chiếm đảo trên đảo Kyushu ở Okinawa, Nhật điều động 280 quân và Thủy quân lục chiến Mỹ tham gia 500 quân. Dự kiến cuộc tập trận này kéo dài đến giữa tháng 2, quân đội Mỹ và Nhật Bản sử dụng tàu chiến, tàu đổ bộ làm chủ lực diễn tập chiếm đảo. Cuộc tập trận được bắt đầu đúng ngày Mùng 1 Tết Quý Tỵ dựa trên thông tin tình báo do các tàu chiến của Mỹ cung cấp. Đây là cuộc tập trận bắn đạn thật đầu tiên đầu năm Quý Tỵ của liên minh Mỹ - Nhật. (Ảnh minh họa) |
Một thông tin đáng chú ý trong ngày hôm nay đó là việc tờ Philstar hôm 9/2 đưa tin, giới tình báo Mỹ nhận định rằng Bắc Kinh đang phát triển rất mạnh lực lượng hải quân và thường xuyên xâm phạm chủ quyền hàng hải của các nước láng giềng ở Biển Đông và Hoa Đông, đồng thời thách thức các nước láng giềng với luật chơi: "Cái gì của tôi là của tôi và chúng ta sẽ đàm phán của anh là gì". Hình ảnh tàu tuần duyên Nhật Bản vây bắt tàu Trung Quốc chở các nhà hoạt động nước này tới quần đảo tranh chấp Senkaku hôm 15/8/2012. |
Đại úy James Fanell, Phó tham mưu trưởng phụ trách các hoạt động tình báo - tin tức của hạm đội Thái Bình Dương có trụ sở đóng tại Hawaii cho hay, Trung Quốc đang cố gắng tìm cách kiểm soát các khu vực hàng hải mà chưa bao giờ Trung Quốc từng kiểm soát trong suốt 5000 năm qua. |
Ông nói rằng hải quân Trung Quốc đang sử dụng tàu quân sự trá hình bán quân sự hoặc tàu công vụ phi quân sự để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Đại úy James Fanell cho hay, chính "cơn động kinh" của Trung Quốc ngoài bãi cạn Scarborough của Philippines hồi năm ngoái là một ví dụ rõ ràng nhất về sự "xâm lược" của Trung Quốc. |
Đại úy tình báo này cho hay, Trung Quốc đã xây dựng ít nhất 8 căn cứ quân sự trên các bãi đá ngầm, các rặng san hô trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV). Hải quân Trung Quốc hiện đang có một lực lượng có khả năng tác chiến tốt. Theo James, hầu hết các nước trong khu vực đều lo ngại về một Trung Quốc đang xưng hùng xưng bá. Ông cho hay, mỗi buổi sáng ông và nhóm cộng sự của mình bỏ ra 1 giờ họp giao ban tình báo xem xét sự phát triển của các động thái quân sự trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Lực lượng hạm đội Nam Hải diễn tập đổ bộ. |
Còn ông Futai Lin, Phó giáo sư khoa học chính trị Học viện Masachusetts (Mỹ), cho rằng, quyết tâm bảo vệ các đảo ở biển Đông và quyền lợi biển liên quan của TQ là rất kiên định. TQ coi biển Đông là phạm vi tác chiến của hải quân, lấy lực lượng quân sự để bảo vệ biển Đông. Theo ông Lin, một mặt, cùng với sự tăng trưởng về thực lực, TQ có khả năng sử dụng quân sự để giải quyết vấn đề biển Đông. Mặt khác, một TQ hùng mạnh có thể sẽ tăng sự tự tin, vì vậy sẽ hiệu quả hơn khi lợi dụng các biện pháp phi quân sự để giải quyết tranh chấp biển Đông. Ngày 27/12/2012, lần đầu tiên TQ triển khai trên biển Đông một tàu tuần tra được trang bị bãi đáp trực thăng. Con tàu này tên là Haixun 21 (Hải tuần) trực thuộc Sở An toàn hàng hải Hải Nam. Ảnh: China Daily. |
Trong một diễn biến khác, truyền thông Hàn Quốc ngày 11/2 đưa tin cho biết quân đội nước này đang cân nhắc khả năng sẽ sử dụng các máy bay trực thăng không người lái để tấn công các căn cứ quân sự của Bắc Triều Tiên ở khu vực gần biên giới trong trường hợp xảy ra xung đột hoặc bị đe doạ. Thông tấn xã Hàn Quốc - Yonhap dẫn lời một quan chức của nước này cho hay, quân đội Hàn Quốc đã và đang tiến hành nâng cao khả năng chiến đấu sẵn sàng đối phó với những lời cảnh báo gần đây từ phía Bắc Triều Tiên. |
Trong khi đó, hãng thông tấn Yonhap Hàn Quốc ngày 10/2 đưa tin, Bắc Triều Tiên nói rằng thế giới đã nhầm lẫn khi suy diễn "các biện pháp quan trọng" phát triển sức mạnh quân sự nước này thành một vụ thử nghiệm hạt nhân.Tuần báo Tongil Sinbo của Bắc Triều Tiên đăng tin, "Mỹ và các thế lực thù địch đã vội vã kết luận rằng Triều Tiên đang có kế hoạch thử nghiệm hạt nhân lần 3 và đưa ra nhiều lý do và giả thuyết xung quanh vấn đề này." |
Tuần báo Tongil Sinbo của Bắc Triều Tiên đăng tin, "Mỹ và các thế lực thù địch đã vội vã kết luận rằng Triều Tiên đang có kế hoạch thử nghiệm hạt nhân lần 3 và đưa ra nhiều lý do và giả thuyết xung quanh vấn đề này." Trong khi đó Mỹ và các nước khác "hiểu biết rất ít" về những biện pháp quan trọng mà Bắc Triều Tiên sẽ lựa chọn cũng như việc nó có bao gồm thử nghiệm hạt nhân hoặc bất cứ điều gì tồi tệ hơn hay không. Tuần báo Tongil Sinbo cũng cho hay, kế hoạch thực hiện "các biện pháp quan trọng" của Bình Nhưỡng là nhằm mục đích bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, không đe dọa bất cứ ai. |
Một thông tin đáng chú ý trong ngày hôm nay khi hãng tin AFP cho biết, Scotland có thể phải nộp đơn xin gia nhập lại Liên Hiệp Quốc (LHQ) và Liên minh châu ÂU (EU) nếu quyết tách ra khỏi vương quốc Anh. Đây là nội dung ghi trong hướng dẫn pháp lý do chính phủ Anh vừa công bố. Nếu bỏ phiếu lựa chọn độc lập sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2014, Scotland sẽ là một “nhà nước mới”. Do đó, Scotland không thể tự động trở thành thành viên của LHQ, EU và hàng nghìn tổ chức, hiệp ước khác như NATO, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB)… |
Hiện tại, các đảng phái ở Anh đang kêu gọi Scotland ở lại vương quốc Anh. “Vương quốc Anh vẫn vững mạnh. Tại sao lại phải chia tách nó?” - ông Cameron nhấn mạnh. Tuy nhiên Đảng Quốc gia Scotland khẳng định người dân nước này muốn độc lập. Các chuyên gia kinh tế Scotland tuyên bố nước này cần duy trì sử dụng đồng bảng Anh nếu tách ra khỏi vương quốc Anh vào năm 2014. Tuy nhiên Scotland có thể lựa chọn sử dụng đồng euro. |