Khi bạn đang đói bụng
Trong thành phần của cà phê có tính axit tự nhiên, uống lúc đói có nguy cơ kích thích axit trong dạ dày, gây ợ nóng, nôn nao. Chính vì vậy, loại đồ uống này cũng làm giảm áp lực của cơ vòng thực quản dưới, khiến axit từ dạ dày trào ngược lên. Các biểu hiện phổ biến khi uống gồm ợ chua, nóng rát ở ngực, buồn nôn hoặc nôn.
Cà phê chứa nhiều hợp chất có khả năng kích thích nhu động ruột gồm caffeine, axit chlorogenic... Chúng thúc đẩy đi tiêu đều đặn, giảm táo bón khi kết hợp chế độ ăn uống cân bằng. Tuy nhiên, uống cà phê khi đói khiến nhu động ruột tăng lên nhanh, dẫn đến triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy.
Nếu bạn thường xuyên uống cà phê khi đói theo thời gian, tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Mỗi người nên ăn lót dạ một số món nhẹ trước khi uống cà phê để tốt hơn cho sức khỏe.
Khi sắp đi ngủ
Trong cà phê có chứa khá nhiều hàm lượng caffeine có trong cà phê ảnh hưởng đến thần kinh. Chúng ngăn chặn các thụ thể adnosine (một trong những thụ thể khiến cơ thể buồn ngủ khi đang thức) làm ảnh hưởng, đảo lộn đến nhịp sinh học ngày - đêm. Uống cà phê gần giờ lên giường dễ làm gián đoạn chu kỳ ngủ, khiến khó sâu giấc.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cao thì thành phần caffeine an toàn hàng ngày không quá 400 mg, nên uống cách 6 giờ trước khi đi ngủ buổi tối.
Khi đang mang thai
Thai phụ khỏe mạnh cũng có thể uống cà phê nhưng với lượng khuyến nghị phù hợp. Lượng khuyến nghị caffeine cho phụ nữ mang thai hoặc đang có kế hoạch sinh con khoảng 200 mg hoặc ít hơn. Tùy thuộc vào loại cà phê và phương pháp pha chế, lượng này tương đương 1-2 cốc. Tuy nhiên, tốt nhất thai phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi uống cà phê.
Thời điểm tốt để uống cà phê là sau khi dùng bữa sáng, đầu giờ chiều. Một số món ăn có thể kết hợp và bớt tác dụng phụ của cà phê bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, bơ hạt, trái cây.