Nhìn thấy bác sĩ, như nhìn thấy… thần chết?

08:34, Thứ bảy 16/11/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday)- Cứ tưởng nhìn thấy bác sĩ là nhìn thấy sự sống. Vậy mà không ít sinh mạng ra đi chỉ vì sự bất cẩn của những người mang trên mình chiếc áo Blouse trắng.

Chỉ trong vòng nửa đầu tháng 11, dư luận tiếp tục “chao đảo” bởi nhiều thông tin giật gân đến từ ngành y.

1. Thêm sản phụ tử vong tại phòng khám tư

Vào lúc 8 giờ ngày 12/11, chị Vàng Thị Na được gia đình đưa đến phòng khám tư của bác sĩ Súa để khám thai. Khi gia đình yêu cầu được phá thai. Bác sĩ Và Bá Súa đã cho chị Na uống thuốc đẩy thai ra ngoài. Sau đó, chị Na bị đau bụng dữ dội, ra máu nhiều và được bác sĩ Súa truyền dịch, tiêm thuốc cầm máu.

Đến 20 giờ cùng ngày, chị Na kêu đau nhiều hơn nhưng thai vẫn chưa ra, bác sĩ đã dùng panh kẹp kéo thai ra ngoài rồi tiếp tục truyền dịch và tiêm thuốc cầm máu cho chị Na.
Khoảng 30 phút sau, thấy nhịp tim nạn nhân chậm dần, mạch yếu, bác sĩ Súa tiếp tục tiêm một mũi thuốc trợ tim cho Na và tiến hành ép tim. Nhưng nạn nhân đã tử vong ngay sau đó. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân bị căng xung huyết phổi, quai ruột, tử cung có dị vật còn sót lại...

Bước đầu, cơ quan điều tra xác định bác sĩ Súa đã có những vi phạm trong quy trình chuyên môn khám chữa bệnh, phòng khám tư của bác sĩ Súa không có giấy phép hoạt động hành nghề theo quy định.

Tiếp đó, ngày 14/11, sản phụ Phạm Thị Mỹ (sn 1975) ở Long An cũng đã tử vong sau khi sinh mổ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi (huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh). Nguyên nhân ban đầu được xác nhận là do thuyên tắc ối. May mắn, con của chị được cứu sống trong trạng thái khác yếu và được chuyển đến BV Hùng Vương để theo dõi thêm.

2. Tiêm vacxin Quinvaxem làm trẻ tử vong?

Vacxin Quinvaxem là loại vacxin dự phòng 5 bệnh thường gặp ở trẻ em là bạch hầu - ho gà - uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do Hib. Nó đã được sử dụng tại hơn 90 quốc gia. Ở Việt Nam, vacxin Quinvaxem đã được triển khai tiêm ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tính đến hết tháng 10, 15 tỉnh – thành đã tiến hành tiêm vacxin Quinvaxem với hơn 200.000 trẻ em được tiêm chủng. Trong đó, 81  trẻ sau khi tiêm đã gặp những phản ứng như sốt, quấy khóc, sưng tấy tại chỗ.

Nhiều gia đình không khỏi lo lắng trước thông tin vacxin Quinvaxem gây ra nhiều phản ứng phụ sau tiêm.

Đặc biệt, ngày 5/11 bệnh nhi 3 tháng tuổi ở Hướng Hóa – Quảng Trị sau khi tiêm và uống vacxin đã có biểu hiện sốt, quấy khóc, bỏ bú. Dù đã được chuyển viện và điều trị tích cực nhưng bé đã tử vong sau đó. Gần đây nhất là vụ việc 8 trẻ nhập viện với các biểu hiện sau tiêm là sốt và phát ban toàn thân ở Hà Nội. 

kết quả điều tra cho thấy, việc tiêm vacxin Quinvaxem không phải là nguyên nhân gây tử vong bé 3 tháng tuổi ở Quảng Trị, triệu chứng sau khi tiêm cũng là biểu hiện thông thường. Tuy nhiên, thông tin này một lần nữa khiến nhiều gia đình lo lắng về độ an toàn của thuốc khi đưa con đi tiêm.

3. Đau ruột thừa, cắt nhầm ruột già, một bệnh nhân tử vong

Ngày 10/11, bệnh nhân Nguyễn Thị Hương (Đồng Hới – Quảng Bình) đã tử vong sau 3 lần được các bác sĩ mổ xẻ. Dù cố gắng đưa con gái đến bệnh viện Trung ương Huế để cấp cứu sau hai lần cắt ruột thừa ở bệnh viện Hữu nghị Cuba nhưng tất cả đều đã muộn màng.

Gia đình chị Hương vô cùng đau đớn trước cái chết vì sự nhầm lẫn của bác sĩ.

Theo như lời ông Hoàng Văn Lệ - bố nạn nhân thì: sau khi mổ lần 3, các bác sĩ thông báo: ruột thừa chưa cắt bỏ nhưng đã cắt ruột già, thức ăn vào bị trào ra khỏi ống thông dịch nên bị nhiễm trùng toàn thân. Sau gần 20 ngày điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế, chị Hương đã trút hơi thở cuối cùng. 

4. Sau 7 năm làm dự án, chỉ 70% người nghiện được điều trị bằng thuốc

Sau 7 năm triển khai chương trình methadone, đến năm 2015 cũng chỉ 70% người tiêm chích có nhu cầu điều trị được đáp ứng.

Thuốc methadone dạng siro do Cty CP dược TƯ Vidipha sản xuất vừa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành cuối tháng 10 vừa qua. Đây cũng là sản phẩm methadone nội đầu tiên ra đời, sau khi có 5 Công ty dược được chấp thuận đủ điều kiện sản xuất thuốc phục vụ công tác cai nghiện.

Hai nhà tài trợ cung cấp thuốc hiện nay là Quỹ Pepfar và Quỹ Toàn cầu chỉ đảm bảo cung cấp được cho khoảng 27.000 bệnh nhân. Trong khi đó, nhu cầu của Việt Nam đến năm 2015 là sẽ điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone cho 80.000 người.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: