Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm tại cùng một thời điểm, hãy chú ý vì đó có thể là dấu hiệu sức khỏe đang có vấn đề mà cơ thể đang cố cảnh báo cho bạn.
21h -23h: Tuyến giáp
Trong giai đoạn đầu của giấc ngủ, hệ thống nội tiết của chúng ta tái cân bằng chính nó và mạch máu cơ thể hoạt động tích cực hơn. Điều này có nghĩa là nếu gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hệ miễn dịch, tuyến giáp, tuyến thượng thận hoặc chuyển hóa đều có thể khiến bạn tỉnh giấc.
Khó khăn khi ngủ trong khoảng thời gian này cũng có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng và lo lắng quá mức trong ngày.
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ ở giai đoạn này, bạn có thể thực hành thiền định, tập yoga trước khi đi ngủ hoặc tập luyện cơ bắp và các bài tập thư giãn.
23h – 1h: Túi mật
Túi mật tạo ra mật, rất cần thiết trong việc tiêu hóa và hấp thụ, phân hủy tất cả chất béo bạn đã tiêu thụ trong ngày. Thức dậy trong thời gian này có nghĩa là bạn có thể có sỏi mật hoặc cần phải điều chỉnh chất béo cơ thể cũng như nên ăn nhiều dầu lành mạnh hơn.
Những yếu tố liên quan đến cảm xúc như thất vọng, tự ti, cảm giác cay đắng hay oán giận cũng có thể ảnh hưởng đến túi mật. Bạn nên suy nghĩ cởi mở, thư giãn và tránh mọi bực tức để có một giấc ngủ trọn vẹn.
1h – 3h: Gan
Trong khoảng thời gian này, cơ thể bạn sẽ tự làm sạch, loại bỏ các chất thải ra khỏi máu và các mô khác. Đó là lý do tại sao thức dậy vào lúc này có nghĩa là gan của bạn có thể quá nhiều độc tố cần giải quyết. Để giúp nó thực hiện các chức năng đúng cách, hãy uống thêm nước và cắt giảm chất cồn cũng như caffein trong danh sách đồ uống hàng ngày của bạn.
Thức dậy trong thời gian này cũng có thể có nghĩa là bạn đang trải qua những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, thất vọng, cảm giác tội lỗi. Hãy tìm cách làm dịu đi các tâm trạng này nếu bạn muốn khôi phục giấc ngủ của mình trở lại bình thường.
3h – 5h: Phổi
Phổi là cơ quan đầu tiên được lấp đầy khí bằng cách thu thập oxy và chuyển nó đến tất cả các cơ quan khác để chuẩn bị cho một ngày mới. Nếu bạn thức dậy trong khoảng thời gian từ 3-5 giờ sáng và có các triệu chứng như ho, hắt hơi hoặc nghẹt mũi thì rất có thể bạn có chất nhờn dư thừa trong người hoặc chế độ ăn kém.
Phổi hoạt động kém cũng có liên quan tới những cảm xúc buồn bã hay đau khổ. Vì vậy, thức dậy vào thời điểm này có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải từ bỏ những cảm xúc này. Thực hiện một số bài tập thở có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.
5h – 7h: Ruột già
Trong thời gian này của buổi sáng, dòng năng lượng được tập trung trong ruột già để loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. Nếu có sự mất cân bằng trong cơ quan này, bạn có thể bị táo bón, tăng cân hoặc thậm chí lão hóa sớm. Để làm cho ruột già hoạt động tốt và điều hòa chu kỳ giấc ngủ, bạn nên thực hiện các động tác căng cơ bắp, uống nhiều nước và đi vệ sinh sau khi thức dậy.
Tỉnh giấc trong khoảng thời gian này cũng liên quan đến sự tắc nghẽn về cảm xúc, bao gồm cảm giác bị mắc kẹt, phòng thủ hoặc thiếu kiên nhẫn về cuộc sống của chính mình. Vì vậy, nếu bạn liên tục thức dậy trong khoảng 5-7 giờ sáng, có thể đó là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải buông bỏ tất cả những gánh nặng cảm xúc của mình.
Nếu có những dấu hiệu thức giấc vào những khung giờ sau thường xuyên bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể kiểm tra và có kết quả chính xác nhất. Ngoài ra để có một giấc ngủ ngon bạn nên tập luyện thể dục và ăn uống điều độ đồng thời cũng nên có những suy nghĩ tích cực, lạc quan về cuộc sống.