Bạn không công nhận những gì chàng làm cho bạn
Bạn có nhớ lần cuối cùng mình cảm động vì cử chỉ ngọt ngào của chàng là khi nào không? Nếu câu trả lời là không thì có lẽ tình yêu mà bạn dành cho chàng không còn đủ lớn so với những mong muốn , khao khát đang "bùng cháy" trong bạn. Từ tâm lý “không bao giờ thấy đủ”, bạn cho rằng người đó không còn xứng với tình yêu bạn dành cho nữa, mà không hề biết rằng, bạn đang tự tay dập tắt tình yêu của mình.
Luôn cảm thấy không đủ trước những gì chàng dành cho bạn
Bạn bắt đầu cảm thấy rằng những gì người yêu dành cho bạn là không đủ, và bạn luôn trong trạng thái đòi hỏi vô căn cứ. Bạn luôn bắt người ấy phải làm điều này, điều kia… mà không quan tâm đến cảm xúc của họ. Khi “cầu vượt cung”, bạn sẽ có xu hướng đi tìm kiếm “nguồn cung” ở người khác.
Thiếu niềm tin vào đối phương
Nếu bạn đang ở bên một người không cho bạn cảm giác an toàn về mặt tình cảm, bạn luôn lén lút kiểm tra điện thoại, email, Facebook cá nhân của anh ấy, bạn luôn hoài nghi mỗi khi anh ấy đi sớm về muộn thì chuyện gì đang xảy ra, anh ta gặp ai và nói những gì, thì việc chia tay là quyết định đúng đắn lúc này. Bởi lẽ, đã yêu thì phải tin tưởng nhau, cho nhau những khoảng không riêng, không phải cứ tìm mọi cách để cướp đi cái quyền riêng tư vốn có của họ.
Nếu bạn đã không còn đủ tin tưởng vào họ cũng tức là nửa kia đã hủy hoại niềm tin trong bạn, còn bạn thì không tốt lên mà xấu đi khi yêu họ. Đây là lúc nên cân nhắc việc chia tay để tốt cho cả hai.
So sánh chàng với những người khác
Với tâm lý không được thỏa mãn cả về vật chất lẫn tinh thần thì tâm lý so sánh với “người yêu nhà người ta” dễ dàng bùng phát trong đầu bạn. Đầu tiên chỉ là những câu hỏi trong đầu: “Tại sao anh ta làm vậy còn người yêu của mình thì không?”, “Ai mà là bạn gái của cậu này thì sướng phải biết”. Dần dần, bạn biến những so sánh thành những lời đòi hỏi và cay nghiệt với người yêu. Và khi không được đáp ứng, bạn dần đẩy mối quan hệ đến bên bờ vực thẳm.
Đổ mọi lỗi lầm cho người kia
Sự im lặng này không giống như "chiến tranh lạnh" giữa những người yêu nhau, mà nó giống cái cớ để bạn "bắt tội" chàng vì cả hai không cùng quan điểm, chàng không chịu nhường nhịn bạn... Và dù nguyên nhân đúng sai thế nào, bạn cũng luôn tự nhận mình là "nạn nhân". Khi đối phương nhún nhường và nhận lỗi thì không sao, nhưng về lâu dài, khi sức chịu đựng của đối phương tới giới hạn, bạn sẽ có xu hướng “ngoại tình” để tìm kiếm những cảm giác tích cực hơn.
Chàng không còn sức lôi cuốn bạn như ngày đầu
Trong thời gian còn yêu, bạn luôn thấy người ấy đẹp từ ngoại hình cho tới tính cách. Nhưng lúc này, bạn cảm thấy đối phương chẳng còn chút hấp dẫn hay lôi cuốn gì với mình nữa. Mọi thứ của người ấy đều khiến bạn cảm thấy thật bình thường. Những câu hỏi giống nhau luôn hiện ra trong đầu bạn rằng “Vì sao mình lại chọn lựa người này để yêu?”, “Không thể tin nổi đây lại là người mình từng yêu?”, mặc dù người đó vẫn vậy, chưa từng thay đổi.
Không nhìn thấy tương lai "ngôi nhà và những đứa trẻ"
Một mối quan hệ cần rất nhiều cho và nhận giữa đôi bên, nên chắc hẳn bạn đã đầu tư nhiều tâm sức cho nó. Tuy nhiên, cho dù rất yêu, bạn cũng cần tỉnh táo nhận biết người đó có sẵn sàng cam kết một "ngôi nhà và những đứa trẻ với bạn không" hay chỉ có bạn nhìn thấy viễn cảnh tươi sáng bên họ. Một mối quan hệ khiến bạn không nhìn thấy tương lai sẽ chẳng đem lại gì ngoài những đau khổ và bất an. Dù yêu cách mấy cũng phải biết nhìn nhận mức độ tình yêu trong họ với mình, đừng vì yêu mà mù quáng cố gắng bó cuộc đời với một người không hết lòng hết dạ yêu mình, khi chỉ chuốc lại khổ sầu và nước mắt.