Những gợi ý hữu ích để dạy con gái tuổi teen tự lập
Những bài học, những chia sẻ của mẹ sẽ là những bài học hữu ích để giúp cho các con trở nên trưởng thành và có tính tự lập cao hơn đấy nhé. Vậy các mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những gợi ý hữu ích để có thể dạy con gái tự lập hơn đấy nhé.
Những gợi ý hữu ích để giúp các mẹ dạy con gái tuổi teen tự lập
1. Hãy giúp con trở thành 1 người tự lập khi con đã sẵn sàng
Để trở thành một người trưởng thành thực sự, con phải học cách để không phụ thuộc vào bạn ít hơn và có trách nhiệm hơn.
Việc bất đồng quan điểm về vấn đề tự lập giữa mẹ và con cũng là điều dễ hiểu. Các bậc cha mẹ lo rằng nếu được tự do quá sớm, con có thể đưa ra những quyết định sai lầm. Tuy nhiên, con cần phải khám phá, mắc sai lầm và có những trải nghiệm mới mẻ, vậy mới học được những bài học cuộc sống và tiếp tục định hình sự phát triển của não bộ.
Thay vì cứ bao bọc con quá kỹ thì sao các mẹ không thử con tự bước đi trên chính đôi chân của mình, hãy ủng hộ con và để con tự khẳng định bản thân thay vì để con thiếu tự tin và luôn phải e dè mọi chuyện.
Các mẹ không cần phải lúc nào cũng kè kè bên con, thay vào đó, các mẹ hãy giúp con học cách cân bằng giữa tự do cá nhân và những hướng dẫn của cha mẹ. Mọi việc không phải lúc nào cũng tốt đẹp, nên đừng vì thế mà bỏ cuộc hay cảm thấy thất vọng, chán nản.
2. Các mẹ đừng ngại ngần thể hiện tình cảm với con và khuyến khích con phát triển
Con sẽ có thêm động lực và sự tự tin nếu các mẹ dành tình yêu và sự hỗ trợ cho con trên con đường phía trước của mình. Những đứa trẻ tự tin vào bản thân sẽ có thêm can đảm để khám phá con người và tìm ra điều chúng thực sự muốn làm trong cuộc sống.
Khi con đã lớn thì dường như những cái ôm, hôn hay xoa đầu với con có thể làm con ngại. Thay vào đó, bạn có thể thể hiện tình yêu bằng những cách khác như quan tâm đến nhu cầu, sở thích và bạn bè của con hay dành thời gian lắng nghe khi con muốn tâm sự,…
3. Đừng quên tôn trọng ý kiến của con nhé
Trong quá trình trưởng thành, tâm sinh lý của con ở thời điểm này cũng vô cùng phức tạp. Dù vậy, bạn vẫn là người nắm vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn và hỗ trợ con. Việc bạn tôn trọng ý kiến của con sẽ là một nguồn động lực lớn lao, mang đến cho con sự tự tin.
Thay vì cãi vã hay bất đồng quan điểm làm tình cảm của cả 2 mẹ con trở nên xấu đi thì các mẹ hãy nói rõ ý kiến cá nhân và tâm sự với con những cảm xúc của người làm cha mẹ, như vậy sẽ giúp cuộc trò chuyện giữa 2 bên thẳng thắn, cởi mở, con không thấy bị áp đặt và cha mẹ cũng không cảm thấy mệt mỏi khi không hiểu nổi con.
3. Đừng quên những quy tắc dành cho cả 2 mẹ con
Các mẹ dừng chủ quan với những nguyên tắc. Việc đặt ra quy tắc rõ ràng về hành vi, cách liên lạc và giao tiếp xã hội sẽ giúp con bạn hiểu được những giới hạn và những điều bạn mong chờ. Quy định này cũng sẽ giúp bạn thống nhất trong cách đối xử với con cái. Không chỉ vậy, việc đưa ra các điều lệ sẽ giúp con hiểu được cha mẹ và có trách nhiệm hơn với bản thân.
Ngoài ra, các mẹ cũng đừng đặt giới hạn quá khắt khe, bởi nếu làm vậy, con sẽ không thể phát triển và có được những trải nghiệm mới.5
4. Hãy giúp con phát triển kỹ năng
Trong trường hợp các con cần đưa ra quyết định, bạn có thể giúp con phát triển kỹ năng như cũng con chia sẻ để có thể đưa ra những phương hướng hay những cách giải quyết đúng nhất.
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể để con tham gia vào việc gia đình. Đây là một dịp để thúc đẩy sự tự tin của con, đồng thời thể hiện rằng bạn coi trọng ý kiến của con. Thêm vào đó, các mẹ hãy thảo luận cùng con chứ đừng tự quyết một mình. Điều bạn nghĩ là tốt nhất cho con có thể lại không phải là điều con thực sự mong muốn.
5. Hãy trao cho con cơ hội để được trải nghiệm tự do
Thay vì cứ ngăn cản con thì các mẹ cũng nên khuyến khích các con tham gia những hoạt động an toàn nhưng vẫn mang đến cho con sự tự do có thể giúp con học được các kỹ năng, từ đó chấp nhận những rủi ro tích cực để kiểm tra năng lực bản thân, dần dần thúc đẩy khả năng phục hồi.
6.Hãy cùng con giải quyết xung đột để không đi vào ngõ cụt
Trong giai đoạn con phát triển bản sắc cá nhân và tìm ra vị trí của mình trong xã hội thì việc con có những quyết định những thứ như ngoại hình, cách ứng xử hay những hành vi ngoài xã hội cũng không phải là điều quá khó hiểu.
Và đây cũng chính là những yếu tố dễ dàng tạo nên một vụ xung đột nhưng nếu khéo léo, bạn có thể dễ dàng xử lý những cuộc tranh luận kiểu này thay vì có một cuộc tranh luận mà mỗi người một ý giữa cả 2 mẹ con đâu nhé.