Khôn ngoan nhất là không để “chiến trận” xảy ra, tế nhị và mềm mỏng là điều cần thiết khi bạn góp ý với sếp. Tuy nhiên, có những trường hợp mọi chuyện không diễn ra tốt đẹp như mong muốn, bạn nhất định phải “cãi” lại sếp vì một chuyện gì đó rất quan trọng, vậy thì hãy ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản sau:
Tuyệt đối không góp ý với sếp khi có mặt người thứ 3
Tuyệt đối không tranh cãi với sếp khi có người thứ 3. |
Khi bạn quyết định phải tranh cãi với sếp hãy tìm cách gặp riêng sếp để nói lên suy nghĩ của mình. Đừng nói oang oang trong phòng họp hay trước mặt những nhiên viên khác trong công ty, vì nó có thể sẽ chẳng có được kết quả như bạn mong muốn mà thậm chí còn tệ hơn. Hơn nữa, việc bạn chỉ trích sếp trước mặt các nhân viên khác sẽ làm giảm uy tín của sếp trước toàn công ty mà điều này thì chẳng hay ho cho ai cả.
Sử dụng những lập luận có căn cứ
Đừng nói suông, hãy đưa ra bằng chứng cụ thể, rõ ràng để giải thích cho sếp vì sao bạn cho điều đó là không nên làm, hoặc sếp chưa đúng trong vấn đề đó. Phải như thế sếp mới chịu nghe và nhìn nhận vấn đề bạn đang đề cập.
Chuẩn bị phương án tốt hơn cách làm của sếp
Nếu bạn cho rằng quyết định, phương án của sếp như thế chưa thật tốt, và bạn tìm ra được một cách làm tốt hơn, hãy viết cách làm đó ra một cách rõ ràng, đi kèm với một kế hoạch hành động cụ thể rồi đưa cho sếp xem. Đừng phê bình suông mà hãy cùng sếp tìm cách giải quyết vấn đề.
Dùng bằng chứng, căn cứ thực tế để nói chuyện với sếp. |
Bạn hãy cân nhắc cho kỹ trước khi định tranh luận với sếp. Hãy chắc chắn 100% rằng bạn đúng, hoặc phương án của bạn hiệu quả hơn, nếu không việc bất đồng công khai với sếp chỉ khiến bạn thiệt thòi mà thôi.
Chúc bạn thành công!
Độc chiêu ứng phó với "dê cụ" nơi công sở Rờ rẫm, vuốt ve, khen eo thon, mông tròn, gạ đi công tác rồi đòi ngủ chung phòng,...là những tình huống quấy rối tình dục nơi công sở. |