Bộ tộc chỉ tôn người bụng to làm anh hùng
Theo bộ lạc Bodi (còn gọi là Me’en) ở thung lũng Omo, Ethiopia, những người đàn ông bụng to là niềm mơ ước của các chị em phụ nữ. Họ có một nghi lễ vô cùng khác lạ đó là các thanh niên phải uống sữa và máu bò trong 6 tháng để có cơ hội nhận được danh hiệu người đàn ông béo nhất. Sau 6 tháng đó, những người đàn ông này phải khoe được vóc dáng căng tròn của họ và người thắng cuộc sẽ được lựa chọn. Người béo vô địch sẽ được tôn làm anh hùng trong suốt phần đời còn lại.
Bộ tộc xăm đen lợi để cười duyên
Ở Thies, Senegal, việc xăm lợi đen rất được ưa chuộng. Họ tin rằng, với chiếc lợi được xăm đen, họ sẽ có nụ cười hấp dẫn hơn. Việc "làm đẹp" này sẽ được thực hiện ở sân sau của gia đình và được thực hiện trong điều kiện không mấy vệ sinh. Để có được màu đen quyến rũ này, họ sẽ sử dụng một loại bột màu đen - hỗn hợp được tạo ra từ quá trình đốt dầu với bơ Shea. Chất bột đen này sẽ được bôi lên lợi, sau đó, "chuyên gia" sẽ dùng vật sắc nhọn đâm liên tục vào lợi nhằm giữ lại màu đen. Quá trình này được thực hiện lặp lại nhiều lần để tạo nên nhiều lớp bột đen bám trên lợi. Kết quả là, cô gái có lợi đen như ý, kèm theo nỗi đau về thể xác.
Kéo to cánh mũi để đeo nút
Bộ tộc người Apatani (hay Tanii) sinh sống trong thung lũng Ziro, bang Arunachal, Ấn Độ có cách làm đẹp kỳ lạ khiến người đối diện không khỏi rùng mình. Đó là kiểu làm đẹp biến mình trở nên xấu xí với 2 lỗ mũi “khủng” và dị dạng bằng cách kéo to cánh mũi và đục 2 lỗ ở đó. Sau đó, dùng 2 đồng xu nhét vào lỗ này như một món đồ trang sức từ khi còn nhỏ. Những chiếc nút cứ lớn dần theo tuổi tác của người phụ nữ. Đến tuổi trưởng thành cũng là lúc chiếc nút mũi to nhất. Bên cạnh đó, họ còn xăm một đường chạy dọc từ trán xuống mũi và năm đường kẻ trên cằm nhằm khiến cho gương mặt trở nên lem luốc hơn. Theo cư dân ở bộ tộc, tục lệ này đã có từ lâu đời. Trước đây, những phụ nữ trong bộ tộc thường bị trai ở bộ tộc khác trêu ghẹo, do đó, họ phải làm vậy để giảm sức hút của mình.
Bộ tộc căng môi để đeo đĩa
Người Surma, miền Nam nước Ethiopia có một cách làm đẹp kỳ lạ: Đeo đĩa vào vành môi. Ban đầu, những người con gái cư dân bộ tộc này sẽ căng môi bằng chiếc đĩa nhỏ xíu, sau tăng dần độ lớn của đĩa theo độ giãn của môi. Thông thường, chiếc đĩa có đường kính 10cm là đạt tiêu chuẩn đẹp, tuy nhiên, có những phụ nữ đeo chiếc đĩa lớn với đường kính lên tới 20cm. Để làm được điều này, họ phải tiến hành rạch môi. Tiếp đó, những chiếc đĩa môi ngày càng lớn được thay vào làm phần miệng của họ ngày càng rộng ra. Người Surma cho rằng, đeo đĩa môi càng to thì người phụ nữ càng đẹp.
Bộ tộc tí hon, 8 tuổi đã mang bầu
Tộc người Pygmy, sinh sống rải rác trong các khu rừng rậm Trung Phi và tập trung nhiều ở thảm rừng nhiệt đới Congo được xác nhận là bé nhỏ nhất thế giới, với chiều cao chỉ 1,2m, tối đa là 1,4m, nặng không quá 50kg và tuổi thọ chỉ 30 - 40 tuổi. Họ trưởng thành rất sớm, được xếp vào kỷ lục thế giới. Người ta có thể dễ dàng nhận diện bộ tộc này bởi thân hình bé nhỏ, bụng to, chân ngắn, mũi tẹt và đặc biệt với trang phục của “Eva và Adam”. Ở bộ tộc 8, 9 tuổi được coi là đã trưởng thành, được phép yêu đương, kết hôn và quan hệ tình dục, thậm chí là sinh con đẻ cái. Điều đặc biệt là ở độ tuổi lên 8, các bé gái đã có thể mang bầu. Các nhà nhân chủng học cho rằng, do vòng đời quá ngắn nên họ đã cho phép người trong bộ tộc duy trì nòi giống sớm.
Bộ tộc "giàu có" đeo vàng đầy người mà vẫn chết đói
Ghana vẫn là một quốc gia đang phát triển với tỷ lệ hộ nghèo cao, song bộ lạc Ashanti lại nổi tiếng với sự "giàu có". Điều này được thể hiện ở những khối vàng đeo lủng lẳng trên người. Với người dân bộ lạc này, vàng thể hiện địa vị, đẳng cấp, quyền lực, do đó, người ta đua nhau đúc vàng đeo trên người. Họ thường đánh giá đối tác làm ăn, sự tin cậy qua lượng vàng đeo trên người. Một người Ashanti đeo càng nhiều vàng chứng tỏ anh ta hay cô ấy có cả gia tài khổng lồ. Như vậy, cũng có nghĩa là người đó rất đáng tin cậy, kính trọng để có thể chọn làm người hợp tác cùng. Ngay cả trong việc lập gia đình, các chàng trai, cô gái người Ashanti cũng tìm vợ hoặc chồng dựa trên số lượng vàng mà chàng trai/cô gái đeo trên cơ thể. Mức độ “dát vàng, dát bạc” trên người của đối phương chính là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá được khả năng làm vợ/chồng tốt. Tuy nhiên, số lượng vàng của người dân Ashanti rất có thể không hề tỷ lệ thuận với mức độ đầy đủ trong cuộc sống của họ, nhiều cư dân vẫn sống cuộc sống nghèo khổ. Do tập tục không giao thương với người ngoài bộ tộc, nên người Ashanti chỉ buôn bán, trao đổi vàng và hàng hóa với nhau. Người dân thường xuyên không có thực phẩm để ăn, thậm chí là chết đói, do nguồn cung thực phẩm nhiều lúc không đủ.
Bộ tộc những cô gái cổ dài
Bộ tộc Kayan nằm sát biên giới Thái Lan và Myanmar vẫn duy trì chế độ mẫu hệ và theo quan niệm cổ càng dài thì càng đẹp và danh giá, tránh được thú dữ và không thể trốn khỏi làng (phụ nữ Kayan không được lấy người khác làng). Mỗi bé gái sinh ra đều được cả làng cho là phúc. Các gia đình khi đến chúc mừng đều mang đồng hoặc vàng đến làm quà. Cha mẹ em đúc sẵn những chiếc vòng đeo cổ bằng đồng, khi bé lên năm sẽ là lễ đeo vòng đầu tiên, chiếc vòng nặng 0,5kg. Số vòng tăng dần bốn năm một lần. Từ 0,5kg đầu tiên, 1kg, 1,5 kg, 2kg… Vòng tăng cân nặng đồng nghĩa với số vòng và chiều cao của chiếc vòng tăng lên. Chiếc cổ dài ra do sức nặng của vòng khiến vai và xương đòn sụn xuống, phần hở ra này lại được nhanh chóng lắp thêm bằng một chiếc vòng mới. Cứ thế mà kéo dài cho đến khi kết thúc cuộc đời. Có những chiếc cổ lên tới 7kg cân nặng và số vòng lên đến tận 40. Không ai được phép nhìn thấy chiếc cổ phía trong những vòng cuộn nặng nề kia.
Bộ tộc “người mù”
Những người dân sống tại khu rừng Madre (Mexico) được biết đến với cái tên “bộ tộc người mù”. Khi mới chào đời thị lực của họ vẫn bình thường nhưng chỉ sau khoảng 3 tháng, đôi mắt của họ dần mờ đi và cuối cùng là hoàn toàn khiếm thị. Hiện tượng kỳ lạ này khiến các nhà khoa học vô cùng tò mò và thắc mắc. Cuối cùng, sau quá trình nghiên cứu họ đã phát hiện bộ tộc này đều bị một con côn trùng đuôi dài như sợi chỉ đốt vào mắt và dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực.
Bộ tộc người xanh ở Chile:
Những sắc tố đặc biệt từ khi mới lọt lòng khiến da của họ mang màu xanh
Bộ tộc không biết cười ở Sri Lanka
Điều bí ẩn là người dân ở đây sinh ra đã không có dây thần kinh cười và cũng không có khả năng cười.
Bộ tộc câm ở khu rừng phía Tây Bolivia
Sống chủ yếu dựa vào săn bắt, những người trong bộ tộc đều không biết nói, họ giao tiếp với nhau chỉ bằng một vài cử chỉ đơn giản.
Bộ tộc uống máu
Bộ tộc Reddy Zaibu nằm ở phía Bắc sa mạc Guinea, Mali vẫn sống cuộc sống nguyên thủy, chủ yếu dựa vào chăn nuôi gia súc. Bộ tộc này chỉ thích uống máu chứ không ăn thịt và thường đâm gia súc lấy một lượng máu vừa đủ dùng.
Bộ tộc xem việc lấy vợ còn trinh là có tội
Trong xã hội hiện nay, việc lấy được một người vợ còn trinh trắng là một niềm tự hào và hãnh diện nhất của các quý ông. Thế nhưng, người dân bộ tộc Uganda tại châu Phi lại cho rằng một người đàn ông “lấy phải” cô gái vẫn còn trinh là một chuyện đáng xấu hổ. Họ cho rằng, những nàng dâu “từng trải” mới “đủ chất lượng”.
Ngồi tù nếu quan hệ với vợ trong ngày "đèn đỏ"
Đàn ông Uruguay lại phải tuyệt đối kiêng kỵ chuyện chung đụng trong những ngày “đèn đỏ” của vợ. Nếu phạm phải luật cấm này, anh ta sẽ phải ngồi tù. Nhưng bù lại, các quý ông có quyền giải quyết nhu cầu sinh lý bằng cách tìm tới các cô gái ở các nhà chứa, nhưng không được quá 20 lần trong một tuần.