Những quy định lạ lùng về chuẩn sức khỏe để lái xe

08:20, Chủ nhật 24/02/2013

( PHUNUTODAY ) - Do liên quan "sát sườn" đến hàng triệu người dân, những quy định về đến vấn đề giao thông do Bộ Y tế ban hành như thừa thiếu ngón tay chân, ngực lép... không được lái xe ngay khi đưa ra đã gây ra rất nhiều tranh cãi.

Do liên quan "sát sườn" đến hàng triệu người dân, không ít quy định liên quan đến vấn đề giao thông của do Bộ Y tế ban hành ngay khi được đưa ra thảo luận đã gây ra rất nhiều tranh cãi.

[links()]
 
Thừa thiếu ngón tay, chân không được lái xe
 
Theo Quyết định 4132/2001 của Bộ Y tế, người thừa hay thiếu ngón tay, ngón chân (trừ trường hợp thiếu ngón út) không đủ điều kiện thi lấy giấy phép lái xe. Muốn thi, những người này phải cắt bỏ phần ngón thừa và việc cắt bỏ không được gây ảnh hưởng đến chức năng vận động.
 
Chính vì quy định này mà thời gian qua, nhiều người chẳng may có những dị tật nhỏ như thừa ngón tay/ngón chân, bị tai nạn làm mất một ngón tay/ngón chân không được dự thi lấy giấy phép lái xe máy. Trong khi đa phần những trường hợp này đều có thể điều khiển xe như người bình thường.
 
Trong khi đó, các bác sĩ cũng đã khẳng định, việc thiếu hay thừa một ngón tay, ngón chân cơ bản chỉ là yếu tố thẩm mỹ chứ không ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động. Về ngón chân thì lại càng vô lý hơn, bởi khi mang giày hay dép vào thì bàn chân thiếu 1-2 ngón đâu có khác biệt gì với không thiếu.
 
Chính vì vậy, rất nhiều bác sĩ cũng như giáo viên dậy lái xe lâu năm đã đưa ra đề xuất, nếu có thể điều khiển xe bình thường thì phải cấp phép lái xe, không nên tước đi cơ hội của họ.
Vì ngón tay như thế này mà anh V. (xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn) đã ba lần không được nộp hồ sơ thi lấy bằng lái. Ảnh: MH
Vì quy định của Bộ y tế mà anh V. (xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn) đã ba lần không được nộp hồ sơ thi lấy bằng lái. Ảnh: MH
Ngực lép, thấp bé không được lái xe 
 
Còn nhớ cách đây không lâu, người dân đã được một phen “sốc nặng” khi Bộ Y Tế đưa ra tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ- BYT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế) quy định về vòng ngực trung bình dưới 72 cm... không được cấp bằng lái xe cho xe máy trên 50cc. 
 
Ngay sau khi ban hành qui định mới về tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, những câu chuyện bi hài đã bắt đầu xuất hiện vì tính khả thi của qui định mới gây khó dễ cho hoạt động của người dân. 
 
Thiếu thực tiễn và không khả thi, quy định “ngực lép” không được lái xe của Bộ Y Tế đã không được dư luận chấp nhận, văn bản này đành bị hủy sau đó.
Vòng ngực trung bình dưới 72 cm... không được cấp bằng lái xe cho xe máy trên 50cc
Vòng ngực trung bình dưới 72 cm... không được cấp bằng lái xe cho xe máy trên 50cc
Và những quy định như "kỳ thị" người dân
 
Cuối năm 2008, Bộ Y tế từng ban hành Quy định 33 về tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
 
Cụ thể, với người đi xe máy, yêu cầu thị lực đảm bảo 7/10 trở lên (kể cả hỗ trợ của kính), chiều cao tối thiểu phải đạt 1,45m trở lên. Đối với người lái ôtô, chiều cao tối thiểu phải từ 1,50m trở lên. Những người cân nặng dưới 40kg cũng không được lái xe máy dung tính 50cm3. Với nhóm lái xe chuyên nghiệp, những người đã có bằng lái, cần khám tuyển lại yêu cầu chiều cao 1,60m trở lên, với những người tuyển mới, tối thiểu phải đạt 1,62m.
 
Người có hai chân lệch nhau 2,5-3cm không được lái xe chuyên nghiệp, cụt ngón 1-2 hoặc cụt cả bốn ngón/bàn tay không được điều khiển xe máy.
 
Những người có thính lực kém, như nghe tiếng nói thầm, 1 tai dưới 3m, tai kia dưới 1m hoặc mất sức nghe cũng không được đi xe máy.
 
Ngoài ra, quy định mới cũng nêu rõ, những người mắc chứng rối loạn tâm thần cấp/mạn tính; Động kinh; những người bị cơn đau thắt ngực không ổn định; Gù, vẹo hoặc quá ưỡn; Cứng/dính cột sống; Thoát vị đĩa đệm… cũng không đủ điều kiện được lái xe.
 
Sau khi bị Quy định được ban hành, dư luận đã thật sự “nổi sóng”, nhiều người nói rằng đây là một quy định phân biệt đối xử, không công bằng với những người bị khuyết tật nhỏ vẫn điều khiển được phương tiện… Cuối cùng, để trấn an dư luận, Bộ Y tế đã phải bãi bỏ Quyết định này.
 
  • An Khanh (Tổng hợp)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc