Những tục cầu hôn có một không hai

22:32, Thứ hai 30/05/2011

( PHUNUTODAY ) - Người phụ nữ đi cầu hôn với một đĩa cá rưới dầu, người đàn ông thách cưới cả chục con gà trống, trâu bò, vàng bạc hay phải trao thân cho ít nhất 20 người đàn ông mới được lấy chồng,… Đó là những tập tục cầu hôn kì lạ và hài hước vẫn còn tồn tại ở thế kỉ XXI này.

 
Thay kim cương bằng cá, phụ nữ Orango chọn chồng

Theo lẽ thông thường, người đàn ông sẽ là người chủ động đưa ra một lời cầu hôn ngọt ngào với người phụ nữ. Thế nhưng, nếu như bạn sống tại quần đảo Orango, Châu Phi và mong chờ một lời cầu hôn như vậy thì bạn chỉ có nước “ế” mà thôi.

Trên quần đảo gồm 50 đảo nhỏ với làn nước biển trong xanh, vùng Tây Phi này, lời cầu hôn là một đặc quyền riêng của người phụ nữ. Đó là một sở hữu đặt biệt của phụ nữ vùng đảo Orango mà người đàn ông không thể tước đoạt, đã tồn tại từ lâu đời trong tập tục cuộc sống ở đây.

Trên đảo Orango, phụ nữ mới là người có quyền lựa chọn người đàn ông, bạn đời cho mình. Những người phụ nữ sẽ công khai lời tỏ tình – lời cầu hôn của mình bằng cách đưa cho người được lựa chọn một đĩa cá rưới dầu cọ màu đỏ tươi. Và đặc biệt hơn, “chú rể” tương lai sẽ không được phép từ chối mà chỉ được quyền đồng ý ngay lập tức.

Hành động đưa đĩa cá rưới dầu cọ màu đỏ tươi của những người phụ nữ vùng đảo Orango cho vị hôn phu của mình vẫn được ví là giống như hành động của một người đàn ông khi muốn cầu hôn người phụ nữ mình yêu. Anh ta sẽ quỳ xuống và dâng lên người yêu chiếc nhẫn kim cương.

Ở đây, chiếc nhân kim cương sẽ được thay bằng… đĩa cá và người thực hiện sẽ đảo ngược vị trí. Còn kết quả thì nếu như người phụ nữ được phép từ chối người đàn ông cầu hôn thì những người đàn ông vùng đảo Orango chỉ có thể “đầu hàng vô điều kiện” mà theo nàng về dinh.

Nếu từ chối, người đàn ông sẽ làm hủy hoại cả danh dự gia đình mình. Còn tình yêu ư, theo cách lí giải của những người dân vùng biển đảo này thì: “Tình yêu đến trước hết từ trái tim người phụ nữ. Một khi tình yêu đã tràn đầy trong trái tim người phụ nữ, nó sẽ truyền sang cả những người đàn ông”.

d
 

Ông Nananghe, năm nay đã 65 tuổi kể lại lần mình được cầu hôn. Ông nói vào một ngày khi ông 14 tuổi, một người phụ nữ bỗng nhiên bước vào túp lều lợp cỏ của ông và đưa ra một chiếc đĩa, trên đó là cá rưới dầu cỏ đỏ tươi. Lúc đó, ông vẫn chưa biết nó là cái gì. Ông ăn nó và hoàn toàn không có bất cứ một cảm xúc nào với người phụ nữ đang đứng trước mặt mình. Thế nhưng, sau khi dùng xong bữa ăn đó, thì dường như có một tia sét tình ái đã đánh trúng ông. Từ hôm đó trở đi, ông chỉ muốn được ở bên người phụ nữ đó mà thôi.

Cũng giống như người dân ở vùng biển đảo Orango, thổ dân Equateur, Brazil cũng vẫn đang sống theo chế độ mẫu hệ. Chính bởi vậy, quyền lựa chọn hôn nhân của tộc người này cũng thuộc về những cô gái. Tuy nhiên, có vẻ như, đàn ông thổ dân Equateur “cao giá” hơn một chút so với những người đàn ông Orango.

Bởi, người đàn ông Equateur không bị buộc phải gật đầu đồng ý lời cầu hôn của một cô gái với một đĩa cá rưới dầu mà đòi hỏi rất nhiều lễ vật sang trọng và quý giá khác. Khi một cô gái đã “ưng ý” một chàng trai thì gia đình nhà gái sẽ phải đem lễ vật đến nhà trai để đề cập vấn đề. Lễ vật bao gồm: sừng tê giác, một khúc ngà voi hay một chiếc răng heo rừng. Nhưng như thế không có nghĩa là chàng trai sẽ đồng ý luôn. Có thể chàng trai đã ưng cô gái song họ vẫn có quyền được thách cưới.

Lễ vật thách có thể là hàng chục con gà trống thiến, trâu, vàng, bạc,… Nếu như không đủ lễ vật để hỏi cưới chàng trai thì cô gái đó vẫn bị coi như là đã có một đời chồng và sẽ phải ở giá suốt đời. Vậy là, dù cũng bị hỏi cưới song các chàng trai Equateur vẫn có “chút quyền lực” để thay đổi định mệnh cuộc đời mình dưới bàn tay điều khiển của những người phụ nữ.

Để được cầu hôn, phải trao thân ít nhân hai mươi người

Nếu như chữ “trinh” luôn quan trọng với người Việt cũng như rất nhiều dân tộc khác trên thế giới và được xem là một trong những điều kiện giúp cho người phụ nữ đạt được cuộc sống  hạnh phúc sau hôn nhân thì tại vùng thung lũng núi Tibet, Tây Tạng chữ trinh không hề “đáng giá ngàn vàng”.

 Không những vậy, nếu cố gắng giữ chữ “trinh” thì người phụ nữ vùng núi Tibet sẽ chỉ có thể sống độc thân mà thôi. Để có thể nhận được một lời cầu hôn thì người phụ nữ Tibet buộc phải trao thân cho ít nhất hai mươi người đàn ông.

Trong quan niệm của người Tibet, nếu như người phụ nữ được nhiều người đàn ông mong muốn thì đó mới là người phụ nữ đáng quý. Do đó, nếu một cô gái nào đó trong làng được nhiều người đàn ông, đặc biệt là những người đàn ông ở các vùng khác để ý thì đó thực sự là một điều tốt, hứa hẹn sẽ đem đến cho dân chúng những điều may mắn. Vậy nên, việc lấy một cô gái còn trong trắng làm vợ sẽ là điều “không may mắn” và chẳng hay ho gì cả.

Không những vậy, nếu như cặp đôi nào lén làm điều không tốt đẹp này bị phát hiện thì ngay lập tức, cặp vợ chồng đó sẽ bị đuổi ra khỏi làng. Chính bởi vậy, để được cầu hôn, các cô gái vùng Tibet luôn cố gắng để có được nhiều người đàn ông nhất để ý đến mình và có thể trao thân cho họ trước khi đến với người mình yêu thương.

Tập tục kì lạ này của vùng Tibet quả thực là một tập tục đầy thử thách cho các cô gái vùng thung lũng núi cao này. Trong điều kiện là vùng thưa dân cư, các cô gái người Tibet hầu như không có cơ hội để có thể thực hiện được tập tục đó của mình. Các cô gái, có thể là một mình, có thể là với mẹ thường mang khuôn mặt lo lắng đi ra các đường mòn trên núi.

Họ ở đó, chờ đợi trong nhiều ngày để tìm gặp được những người qua đường. Rồi cô gái xin phép người đi đường được “phục vụ” người đi đường. Cô gái sẽ cố gắng hết sức để có thể làm hài lòng người khách. Sau đó, cô gái có thể xin “người tình một lần” của mình một vật kỉ niệm nhỏ về làm bằng chứng trình các lão làng nghiêm khắc để chứng minh việc mình đã trao thân cho nhiều người đàn ông.

Những vật kỉ niệm đó hết sức đơn giản. Đó có thể là một chiếc gương nhỏ, một đôi khuyên tai, một chiếc vòng tay rẻ tiền… Song tất cả đều vô cùng quan trọng với các cô gái. Chúng được các cô nâng niu giữ gìn bởi danh dự, phẩm giá của các cô sẽ được đánh giá theo số vật kỉ niệm mà các cô lưu giữ được.

Không béo, không biết hút thuốc, không được cầu hôn

Không may mắn như những người đàn bà trên vùng đảo Orango được quyền lựa chọn người đàn ông cho mình, người phụ nữ ở nhiều nơi trên thế giới phải rất vất vả để “kiếm chồng”. Nếu như những cô gái vùng Tibet phải vượt qua thử thách vô cùng khó khăn là tìm kiếm cho cuộc sống trước hôn nhân của mình 20 người đàn ông thì người con gái vùng nông thôn Campuchia lại phải trang bị khả năng hút thuốc trước khi có được lời cầu hôn.

Theo phong tục truyền thống của người Campuchia thì ngay từ lúc lên 6 – 7 tuổi, các cô gái đã phải tập hút thuốc lá. Người Campuchia cho rằng hút thuốc là chính là cách để các cô gái biết được mùi vị đắng cay ngọt bùi của cuộc sống.

d
 

Đặc biệt, những loại thuốc cuốn nặng sẽ góp phần mang đến sự hưng phấn tinh thần, tạo khả năng lao động tuyệt vời cho các thiếu nữ đang ở độ tuổi 15 – 16 tuổi. Có như thế, những người con gái này mới có thể “lọt mắt xanh” của các chàng trai và nhận được những lời cầu hôn. Nếu không tập hút thuốc thì các cô gái này sẽ bị mang tội phản lại phong tục người xưa.

Hút thuốc để có chồng, đáng ngạc nhiên song vẫn chưa đủ ngạc nhiên bằng béo để có chồng. Tại Moritani, con gái bước vào độ tuổi lập gia đình phải ăn uống tẩm bổ thật nhiều để cơ thể có thể phát triển đến mức cao nhất.

Trong quan niệm của người Moritani thì một người phụ nữ to béo, eo lớn, cổ ngắn, ngực to, vai rộng mới được xem là người phụ nữ đẹp và quyễn rũ. Chính bởi vậy, các cô gái có khuôn mặt xinh đẹp, vóc dáng thon thả sẽ sớm bị loại khỏi con mắt của các bậc phụ huynh cũng như những người đàn ông và thật khó để có chồng. Người đàn ông Moritani sẽ rất tự hào khi cưới được một người vợ có đầy đủ các hình thức chuẩn của một người béo.

Đinh Minh

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc