Nổi mụn trên mặt, cho biết cơ thể bạn đang gặp vấn đề gì?

( PHUNUTODAY ) - Theo các chuyên gia da liễu, nổi mụn trên mặt nguyên nhân phổ biến nhất là những vấn đề về sức khỏe của gan, chẳng hạn như viêm gan hoặc gan yếu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết và thải độc của cơ thể do đó dẫn đến tích lũy chất độc và gây ra mụn.

Gan nóng cũng dễ gây “bốc hỏa”, dễ tức giận và căng thẳng dẫn tới mọc mụn ở má. Hay các vấn đề về hô hấp như dị ứng thời tiết, cảm lạnh, phổi yếu cũng có thể gây ra mụn trên má. Có một điều đặc biệt là mụn do gan thường mọc nhiều ở trái còn mụn do phổi thường mọc nhiều ở má phải.

Tình trạng nổi mụn trên mặt thường diễn ra ở 7 vị trí sau, các chuyên gia cũng chỉ ra các nguyên nhân vì sao mụn suất hiện:

1. Nổi mụn ở huyệt thái dương

Vi tri mun

Đây là biểu hiện túi mật không ổn, ví dụ như dịch mật tiết ra không đủ. Ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm giàu chất béo như: ruột động vật, thịt bò… đều làm cho túi mật phải hoạt động quá nhiều, từ đó xuất hiện mụn ở huyệt thái dương. Ngoài ra, bắt túi mật hoạt động quá công suất còn làm cho tóc nhanh bạc, khi ăn các đồ béo dễ bị đau bụng.

2. Nổi mụn ở trán và đường chân tóc

Mụn xuất hiện quanh chân tóc, trán có thể do mất cân bằng tiêu hóa, liên quan đến chế độ ăn uống kém, mắc hội chứng ruột kích thích. Trán nằm gần vùng chữ T, có nhiều tuyến tiết dầu, kết hợp cùng lớp trang điểm tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông, hình thành mụn.

vi tri mun 1

Cách để giải quyết tình trạng này đó là uống nhiều nước, cân bằng lại chế độ dinh dưỡng và ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày. Đừng quên vệ sinh khuôn mặt thường xuyên nhằm giữ cho vùng trán sạch sẽ nhằm giảm mụn.

3. Nổi mụn ở vùng hàm dưới

Điều này là do hệ thống bạch huyết bài độc không tốt. Xuất hiện mụn là biểu hiện hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể đang bị giảm sút… Những người thường xuyên dùng thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh sẽ làm cho bạch huyết bài độc không tốt từ đó dẫn tới tiện bí.

Vi tri mun3

4. Nổi mụn ở 2 bên má

Đặc biệt, hai bên má cũng là vị trí thường xuyên mọc mụn. Nguyên nhân là khu vực má thường tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc thông qua các thói quen sinh hoạt, chạm tay lên hoặc quá trình đeo khẩu trang. Tuy nhiên, đừng mất cảnh giác vì mụn mọc nhiều, dai dẳng ở má có thể do nhiều cơ quan nội tạng đang “kêu cứu”.

Vi tri mun2

5. Nổi mụn ở gò má

Nếu như mụn mọc tập trung ở trên gò má thì rất có thể do đường ruột bị rối loạn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới nhiệm vụ bài tiết và thải độc của thành ruột. Khi đó, người bệnh có thể thường xuyên gặp phải hiện tượng như trướng bụng, sôi bụng, đầy hơi… đi kèm mọc mụn.

6. Nổi mụn ở mũi

Mụn xuất hiện ở sống mũi là do dạ dày và nội tạng bị nóng, hệ tiêu hóa bất ổn. Hơi nóng ở dạ dày bốc lên quá mạnh còn làm cho chân răng bị sưng đau và miệng thường cảm thấy khô, bỏng rát. Nổi mụn xuất hiện ở hai bên cạnh sống mũi có liên quan đến hoạt động của buồng trứng và hệ sinh sản.

Nên uống vitamin tổng hợp sẽ có lợi cho việc giải bỏ độc tố tồn đọng trong bạch huyết. Tăng cường vận động, khiến tiết nhiều mồ hôi giúp thúc đẩy bạch huyết bài độc. Ngoài ra, massage hoặc dẫn lưu bạch huyết cũng có lợi cho việc bài độc của cơ thể.

7. Nổi mụn ở mũi

Mụn xuất hiện ở sống mũi là do dạ dày và nội tạng bị nóng, hệ tiêu hóa bất ổn. Hơi nóng ở dạ dày bốc lên quá mạnh còn làm cho chân răng bị sưng đau và miệng thường cảm thấy khô, bỏng rát. Nổi mụn xuất hiện ở hai bên cạnh sống mũi có liên quan đến hoạt động của buồng trứng và hệ sinh sản.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link